Người Đức cũng được biết đến là sống cần kiệm hơn người dân các nước khác. Tiết kiệm thể hiện ở chỗ “vừa đủ”.
Người Đức rất thích câu hỏi: "Warum-Tại sao?" Với người Đức, đừng bao giờ bắt đầu nói một điều gì, nếu không nghĩ ra câu trả lời cho câu hỏi Tại sao?”
Tiết kiệm trong cuộc sống
Người Đức cũng được biết đến là sống cần kiệm hơn người dân các nước khác. Tiết kiệm thể hiện ở chỗ “vừa đủ”.
Điện thoại: Chi liên lạc khi cần thiết và nói những gì cần khi không thể liên lạc bằng những phương tiện khác rẻ hơn.
Điện: Sau khi sử dụng các thiết bị điện, cần được tắt ngay.
Nước: Khi sử dụng, ngoài chi phí phải trả để mua nước dùng, người sử dụng còn phải trả tiền xử lý nước thải, càng dùng nhiều nước sạch, thì càng phải trả càng nhiều tiền xử lý nước thải.
Vì vậy người Đức rất tiết kiệm khi dùng nước, thông thường họ chỉ tắm 2 hoặc 3 lần/tuần (không tắm quá lâu và không thường dùng bồn tắm, mà thường dùng vòi hoa sen) và 3 ngày giặt, thay quần áo/1 lần.
Bạn cũng đừng quá lo lắng về vấn đề đảm bảo vệ sinh cơ thể, vì môi trường ở Đức rất sạch, các đường phố hầu như không có bụi và không phải dùng khẩu trang.
Lò sưởi: Khí hậu ở Đức khá lạnh và thường xuyên phải sử dụng lò sưởi vào mùa đông và thu.
Chi phí để sử dụng lò sưởi tương đối cao, khi ở trong phòng, chi nên bật ở mức vừa đủ ấm và khi ra khỏi phòng cần tắt các thiết bị sưởi.
Thức ăn: Thức thường được nấu vừa đủ và thậm trí còn hơi thiếu, khi ăn thừa thường được bảo quản trong tủ lạnh cho những ngày hôm sau.
Đi lại: Hạn chế tối đa việc sử dụng các phương tiện cá nhân tiêu tốn xăng dầu như xe ôtô riêng, xe gắn máy.
Thay vào đó là: Xe Bus, tàu điện, tầu hoả và đặc biệt là xe đạp.
Bạn đừng ngạc nhiên khi thấy những nhân viên văn phòng mặc đồng phục complet xắn quần hoặc những nhân viên nữ vén váy đạp xe đi làm.
Tiết kiệm nhiên liệu
Tiết kiệm nhiên liệu luôn được người Đức đặt lên hàng đầu.
Họ thường sử dụng các loại bóng đèn giảm nhiên liệu, loại này không chỉ tiết kiệm được nhiên liệu mà còn có tuổi thọ lâu hơn bóng đèn tóc, đồng thời ánh sáng cũng dễ chịu hơn.
Các loại máy móc trong nhà như ti vi, máy tính, máy giặt… không nên để stand by (chế độ chờ) mà nên được ngắt trực tiếp với nguồn.
Tốt nhất nên lắp đặt các thiệt bị máy móc với một công tắc, khi không sử dụng nữa chỉ cần tắt công tắc.
Theo các nhà nghiên cứu Đức thông qua các máy móc để chế độ stand by, số tiền phải trả cho khoản năng lượng này có thể một năm lên tới 75€ trong mỗi gia đình.
Như vậy tính trên cả nước hàng năm khoảng 15-20 triệu kW điện bị sử dụng một cách lãng phí.
Để phục vụ cho số lượng điện lãng phí này hai máy nhiệt điện cỡ lớn phải làm việc hết công suất.
Khi nấu nướng cũng nên biết cách tiết kiệm điện, ví dụ như những đồ đông đá nên để ra ngoài trước khi dùng lò vi sóng hoặc lò nướng để rã đông.
Ninh nấu thức ăn nên dùng nắp đậy nồi lại, giúp giữ nhiệt tốt hơn chóng chín hơn, tốn ít điện hoặc gas.
Sau khi nấu mà bếp còn nóng thì cũng có thể dùng chính bếp đó để nấu các món sau, không phải bật nhiều bếp lên một lúc.
Lưu ý không phải các thiết bị máy móc nào cũng tốn điện như nhau, có loại tốn nhiều có loại tốn ít, kể cả những máy móc cũ cũng chưa chắc đã tiêu tốn năng lượng như cái mới.
Vì vậy trước khi mua, nên xem xét hướng dẫn sử dụng bên ngoài, tìm hiểu các thông số kỹ thuật.
Nếu nhà có máy rửa bát thì nên dùng máy rửa bát thay cho rửa bằng tay, vì máy rửa bát tiêu tốn không nhiều năng lượng điện và nước bằng rửa trực tiếp bằng tay.
Không phải tất cả các loại quần áo và đồ dùng trong nhà nhất thiết phải giặt ở nhiệt độ cao, tùy vào từng loại vải mà để chế độ phù hợp, tránh đặt chương trình cho máy chạy quá lâu, tốn điện tốn nước.
Khi tắm không dùng nước quá nóng mà chỉ đủ ấm, nếu nhà nhiều trẻ em thì tắm cho chúng một lúc trong bồn tắm. Nếu muốn tiết kiệm nữa thì dùng nước sau khi tắm để dội toilet.
Không nên bật lò sưởi trong tất cả các phòng, riêng phòng ngủ thì dùng chăn dày hơn một chút vào mùa đông.
Đặc biệt khi nhiệt độ trong phòng đã ấm thì không nên tắt lò sưởi, vì sau khi bật lại lò sưởi phải làm việc để làm ấm toàn bộ căn phòng như vậy rất tốn năng lượng.
Thường xuyên đọc sách báo thay bằng xem ti vi và đọc online trên máy tính.
Tiết kiệm tiền
Có lẽ tiết kiệm tiền thì ai cũng cần phải tiết kiệm, không chỉ người Đức.
Nên có một quyển sổ ghi chép hàng ngày, những gì mình đã tiêu và cần tiêu để so sánh, rút ra trong một tháng mình cần bao nhiêu tiền cho chí phí cả gia đình, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền bảo hiểm…
Để biết nếu tháng này cao hơn tháng trước thì phải giảm bớt cường độ tiêu, dùng.
Giữ lại tất cả các hóa đơn để cuối tháng còn tính toán xem tháng này tiêu những gì và chi hết bao nhiêu, tháng sau rút kinh nghiệm không mua những thứ không cần thiết. Không nên để bụng đói khi đi chợ, vì khi đói rất hay mua nhiều đồ ăn vặt.
Các siêu thị và các cửa hàng thường có chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc có siêu thị này rẻ hơn siêu thị khác, hoặc có thể mua online.
Nên lập kế hoạch thực đơn cho cả tuần, nên để ra một khoản tiền cố định dùng mua đồ ăn cho gia đình, quy định giới hạn tiêu dùng.
Thường thì ai đi mua đồ mà chưa lập kế hoạch hoặc chưa biết mình làm gì sẽ mua nhiều đồ không cần thiết hơn người đã chuẩn bị kế hoạch từ trước.
Như vậy không chỉ tốn tiền mà còn tốn thêm thời gian. Nấu ăn tại nhà được ủng hộ, vừa tiết kiệm tiền vừa đảm bảo độ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mỗi người Đức đều có một ống đựng tiền xu, những đồng xu nhỏ được cho vào đó, đến khi đầy mang ra ngân hàng, nhân viên ngân hàng đếm và đổi ra tiền chẵn, chuyển trực tiếp vào tài khoản.
Có nhiều cách để tiết kiệm, không chỉ trong một lúc mà phải tiết kiệm hàng ngày, từ những thứ nhỏ nhặt nhất cho đến thứ lớn nhất.
Tiết kiệm không có nghĩa là thắt lưng buộc bụng hoặc quá khắt khe, keo kiệt, chất lượng cuộc sống bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu.
Nước Đức đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai, thiệt hại vật chất và con người vô số kể.
Cho đến năm 1945 người Đức mới được thực sự sống trong hòa bình và cho đến năm 1990 nước Đức mới được thống nhất.
Với công cuộc xây dựng đất nước từ bàn tay trắng, cho đến nay nước này đã trở thành một cường quốc trên thế giới về kinh tế chính trị, công nghệ khoa học, mặc dù sau chiến tranh gần như tất cả công trình khoa học bị phá hủy.
Nguồn: Sưu tầm (Internet)