Biểu tình truyền thống mỗi thứ Hai trước tòa nhà của mật vụ Stasi tại Leipzig, hôm 18/12/1989
Nhưng người Đông Đức đã chán ngấy chủ nghĩa cộng sản đổ ra đường phố Leipzig, bất chấp những hạn chế phi thường với tự do cá nhân của họ.
"Chúng tôi không có điện thoại ở nhà - chúng tôi không được phép có điện thoại, và dù có điện thoại thì cũng bị họ nghe lén", Katrin Hattenhauer, một trong những người tổ chức các cuộc biểu tình hôm thứ Hai tại thành phố thứ hai của thành phố Đông Đức, nhớ lại.
Một cuộc biểu tình rầm rộ dưới ánh nến vào ngày 9/10 đã trở thành bước ngoặt: một đám đông 70.000 người đổ về trung tâm thành phố và lần đầu tiên dám diễu hành qua trụ sở đáng sợ của mật vụ Stasi. "Chúng tôi là người!" họ hô vang. "Wir sind das ROL!"
Khoảng 6.000 cảnh sát vũ trang và mật vụ Stasi mặc thường phục đang theo dõi ở các con đường bên cạnh - nhưng họ tự kiềm chế, người biểu tình đáp ảo vì số đông.
Sự kìm kẹp hành vi mọi người của tuyên truyền cộng sản đã bị phá vỡ. Nhưng cả người Đông và Tây Đức đều ngạc nhiên trước sự sụp đổ của Bức tường Berlin chỉ một tháng sau đó.
Siegbert Schefke năm 2014: Tháp nhà thờ ở phía sau là điểm thuận lợi để ông quay phim cuộc biểu tình ngày 9/10 năm 1989
Điều gì đã kích hoạt cuộc nổi dậy ôn hòa?
Sự thất vọng và giận dữ đã lan rộng ở Đông Đức - tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR) - và tâm trạng đó của người dân leo thang trong suốt năm 1989.
Hàng triệu người Đông Đức đã bí mật xem truyền hình Tây Đức tư bản đầy màu sắc, mặc dù đó là điều bất hợp pháp. Họ nhìn thấy những thứ xa xỉ và hàng tiêu dùng dồi dào của phương Tây, nhưng có rất ít cơ hội đến đó. Trong khi đó, CHDC Đức cộng sản là một màu xám, bị kiểm soát và bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt.
Các đối thủ chế độ đã bị liên tục theo dõi và quấy rối bởi mật vụ Stasi, những người thường xuyên chặn các lựa chọn học tập và nghề nghiệp của họ.
Những người tổ chức một lễ hội đường phố ở Leipzig đã bị bắt vào tháng 6 năm 1989
Nhà lãnh đạo cộng sản 77 tuổi Erich Honecker đang chống lại cải cách, trong khi nước láng giềng Ba Lan và Hungary đều trải qua quá trình chuyển đổi dân chủ.
"Người anh lớn" của họ - Liên Xô - được lãnh đạo bởi nhà cải cách Mikhail Gorbachev. Chính sách "glasnost" (cởi mở) của ông, được phương Tây khuyến khích, cho phép bất đồng chính kiến và buộc các công dân Liên Xô phải đối đầu với các tội ác cộng sản ẩn giấu từ lâu.
"Gorbi, Gorbi!" trở thành một khẩu hiệu phổ biến trong số những người Đông Đức khao khát những cải cách theo phong cách Gorbachev.
Vào mùa Hè năm 1989, Hungary đã gỡ bỏ dây thép gai ở biên giới nước tư bản Áo, tạo ra một lối thoát cho những người Đông Đức tuyệt vọng tìm cách đến phương Tây. Theo truyền thống, nhiều người Đông Đức đi nghỉ hè ở Hungary, không có cơ hội du lịch nước ngoài.
Cuộc di cư trở thành một trận lụt của con người; hàng ngàn người cũng tìm nơi ẩn náu trong đại sứ quán Tây Đức ở Tiệp Khắc và nhiều gia đình bị phân ly.
Gorbachev đến thăm Đông Berlin để kỷ niệm 40 năm của CHDC Đức vào ngày 7/10 và kêu gọi Honecker xúc tiến cải cách, nói rằng "đời trừng phạt những người đến quá muộn".
CHDC Đức tuyên bố đã giải phóng "người dân" khỏi sự bóc lột tư bản: xây dựng chủ nghĩa cộng sản có nghĩa là bảo đảm việc làm, nhà ở giá rẻ và phúc lợi tập thể.
Biểu tình đòi cải cách ở Leipzig hôm 18/11/1989 với hàng chục ngàn người tham dự
Tại sao Leipzig là chìa khóa cho sự sụp đổ của CHDC Đức?
Trong nhiều năm, Mục sư Christoph Wonneberger đã lãnh đạo "những buổi cầu nguyện hòa bình" vào mỗi thứ Hai tại Nhà thờ Tin lành Nikolaikirche - St Nicholas, nơi trở thành không gian an toàn cho các nhà bất đồng chính trị.
Thập niên 1980 là những năm biểu tình phản đối việc đặt tên lửa hạt nhân ở châu Âu. Tên lửa của Mỹ ở Tây Âu đã thu hút các cuộc biểu tình lớn nhất; nhưng Honecker cũng dung túng cho sự phản đối của phong trào hòa bình Đông Đức đối với các tên lửa hạt nhân của Liên Xô trong CHDC Đức.
Leipzig 30 năm sau: Tưởng niệm 30 năm cuộc biểu tình năm 1989 tại St Nicholas Church
"Nikolaikirche được biết đến ở Leipzig là một mảnh đất tự do. Chúng tôi biết mật vụ Stasi ở trong nhà thờ, nhưng các hoạt động của chúng tôi không thể bị cấm, bởi vì chúng được gọi là những lời cầu nguyện hòa bình, không phải là một cuộc biểu tình", bà Hattenhauer, lúc đó 20 tuổi, nói.
"Sự đoàn kết của nhóm ngày càng mạnh mẽ và mùa hè bỏ trốn đã giúp chúng tôi rất nhiều. Nhiều người tham gia cầu nguyện khi họ tuyệt vọng, mất người thân trong gia đình. Vì vậy, mọi người đang tìm một nơi để chia sẻ tâm sự của họ, để quyết định cuộc sống sẽ diễn ra như thế nào," Bà nói với BBC.
Đoàn biểu tình mỗi thứ Hai tại Leipzig đòi tự do ngôn luận và các quyền con người khác
Hội chợ quốc tế của Leipzig vào ngày 4/9 cung cấp một cơ hội hiếm có cho phe đối lập chống cộng: các nhà báo phương Tây được phép vào thành phố.
Bà Hattenhauer và các nhà bất đồng chính kiến thay đổi chiến lược của họ vào ngày 4 tháng 9. "Chúng tôi đã phải dẫn mọi người ra khỏi nhà thờ, để trở nên hữu hình, để đưa ra một phong trào."
Họ giương cao biểu ngữ với các khẩu hiệu "tự do hội họp" và "vì một đất nước cởi mở với người dân tự do". Ngay lập tức, mật vụ Stasi đến lôi họ đi - nhưng điều quan trọng nhất là sự tàn bạo của nhà nước đã bị truyền hình Tây Đức quay được.Xem những bức ảnh đó, người Đông Đức "có thể thấy rằng những lời dối trá của chính phủ về chúng tôi là không đúng sự thật - chúng tôi không giống như những tội phạm phản cách mạng", bà Hattenhauer nói.
Nhà bất đồng chính kiến Uwe Schwabe nói với BBC rằng "mọi người đã quá chán ngán với CHDC Đức, liên tục sống với những lời dối trá và tuyên truyền". "Thực tế là Leipzig đã ở trong tình trạng ô nhiễm khủng khiếp, không khí khủng khiếp, nó bốc mùi."
Ông Schwabe đã từ lâu vận động việc làm sạch môi trường của CHDC Đức. Vấn đề ô nhiễm chính của Leipzig là các mỏ than nâu (than non) gần đó.
Bức tường Berlin năm 1986: Cộng sản Đông Đức coi những người trốn sang phương Tây là tội phạm
Tại sao 9/10 là một bước ngoặt?
Đến tháng 10/1989, có nhiều nhóm đối lập đa dạng và, theo nhà cựu bất đồng chính kiến Kathrin Mahler Walther, Mục sư Wonneberger là điều phối viên chủ chốt.
"Nhiều người quyết định họ không thể là nhà báo hoặc luật sư tự do [trong CHDC Đức], vì vậy họ đã nghiên cứu thần học để thoát khỏi nhà nước, và có những người chỉ trích chính quyền trong số họ," ông Schwabe nói.
Tuy nhiên, các linh mục đấu tranh là một thiểu số nhỏ trong Nhà thờ Tin lành của Leipzig - chỉ sáu trong số 50 linh mục, ông Schwabe nói. Và Giáo hội Công giáo xa lánh các nhà hoạt động này.
Sự sụp đổ của Đông Đức năm 1989
Tháng 8-9: Hàng ngàn người Đông Đức chạy trốn sang Tây Đức qua biên giới Hungary với Áo; những người khác chạy trốn qua Tiệp Khắc
Ngày 9/10: Đám đông chưa từng thấy gồm 70.000 người biểu tình đòi tự do ở trung tâm thành phố Leipzig
18 tháng 10: Nhà lãnh đạo Cộng sản Erich Honecker ra đi, được thay thế bởi Egon Krenz
7 tháng 11: Chính phủ và Bộ Chính trị từ chức
9 tháng 11: Bức tường Berlin sụp đổ
Ngày 3/10/1990: Thống nhất nước Đức
Mục sư Wonneberger, bà Walther và các nhà đấu tranh khác đã tạo ra một mạng lưới ở Leipzig, nhờ đó cuộc biểu tình ngày 9/10 tạo tác động rất lớn.
Sự công khai đã được tạo ra bởi các cuộc biểu tình đều đều hôm thứ Hai "làm cho thời gian chín muồi", bà Walther nói. "Mọi người nhận ra: 'Wow, một cái gì đó thực sự đang thay đổi đây.'"
Nhưng nhiều người biểu tình sợ rằng cảnh sát sẽ nổ súng, vì cuộc đàn áp của cộng sản Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn vẫn còn là một ký ức tươi mới. Một thành viên cao cấp của Bộ Chính trị GDR, Egon Krenz, đã ca ngợi cuộc đàn áp đó.
Vì vậy, đám đông ở Leipzig cũng hô vang "Không bạo lực!" và các nhà đấu tranh kêu gọi người biểu tình đồng ý tránh không cho cảnh sát bất kỳ cái cớ nào để nổ súng.
"Có những người ở mọi lứa tuổi trên đường phố, mặc dù rất nhiều người già đã cố gắng ngăn chặn con cái họ tham dự biểu tình", ông Schwabe nói.
Sau đó người ta được biết chính quyền đã ra lệnh cho các bệnh viện ở Leipzig chuẩn bị thêm giường và máu.
Tối hôm đó, bà Walther gọi điện cho Mục sư Wonneberger từ một nơi ẩn náu trong Nhà thờ Cải cách Tin lành của thành phố và báo cáo với ông về tình hình cuộc biểu tình.
Mục sư Wonneberger đang ở trong một nhà thờ khác, cũng nhận được cuộc gọi từ các nhà đấu tranh khác. Sau đó, ông đã thực hiện một cuộc phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại trên truyền hình Tây Đức.
"Qua truyền hình Tây Đức, chúng tôi có thể nói chuyện với người dân GDR", bà Walther giải thích.
Nhà cựu bất đồng chính kiến Kathrin Mahler Walther được trao tặng Bằng khen Liên bang Đức trong tháng này
Hai nhà hoạt động nữa - Aram Radomski và Siegbert Schefke - đã có một máy quay TV, nhưng cần một nơi an toàn để quay phim cuộc biểu tình. Bà Walther móc nối họ với mục sư, người cho phép họ trèo lên tòa tháp của Nhà thờ Cải cách.
"Tôi không dám quay phim ở trên đường phố", ông Schefke, một nhà bất đồng chính kiến ở Đông Berlin năm 1989, nói với BBC.
"Sau đó, tôi đã gặp phóng viên Spiegel [Tây Đức], Ulrich Schwarz, trong một khách sạn và đưa cho anh ta những khúc phim tôi đã quay, và ông ấy mang về Tây Đức ngay tối hôm đó."
"I am 60 years old now. I was living behind barbed wire, but now I've spent longer in freedom than without it. I was walled in for 30 years," Mr Schefke said.
Cuộc nổi dậy ôn hòa của 70.000 người được phát hình trên TV Tây Đức vào ngày hôm sau.
Phong trào phản kháng lúc đó không còn có thể ngăn chặn được: một tuần sau đó, hơn 100.000 người tập trung tại trung tâm thành phố Leipzig và các cuộc biểu tình sớm lan rộng khắp Đông Đức.
''Bây giờ tôi đã 60 tuổi. Tôi từng bị sống sau hàng rào dây thép gai, nhưng giờ tôi đã sống trong tự do lâu hơn so thời gian không có nó. Tôi đã bị giam 30 năm". Ông Schefke nói. "
Nguồn: BBC