Lâu nay, chúng ta vẫn nghĩ Nhật Bản là quốc gia khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm nhất thế giới. Cho rằng thực phẩm sạch sẽ hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nên người Nhật luôn tuân theo một quy trình nghiêm ngặt để sản xuất và quản lí thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.
Tuy vậy, một quốc gia khác lại khiến Nhật Bản phải ngả mũ về mức độ nghiêm ngặt trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó chính là nước Đức.
1. Trên mỗi quả trứng gà ở nước Đức đều có in số hiệu, đây là “giấy chứng minh” của mỗi quả trứng gà.
Dựa vào số hiệu này, có thể tra ra trứng gà xuất xứ từ nước nào, tại nơi nào, từ trại nuôi gà nào, thậm chí là ở lồng gà nào. Có “giấy chứng minh” này rồi, một khi chất lượng trứng gà xảy ra vấn đề, các cơ quan chức năng có thể điều tra ra nông trại chăn nuôi ngay.
(Hình: Trên mỗi quả trứng gà của nước Đức đều có ký hiệu chi tiết về thân phận. (Ảnh trên mạng))
2. Người Đức quả thật không hổ danh là dân tộc cẩn trọng
Ở nước Đức, sữa bột chỉ cần lấy khỏi kệ trưng bày, cho dù có mở nắp hộp ra hay chưa, cũng đều phải tiêu hủy. Người Đức cho rằng, hàng hóa một khi đã lấy khỏi kệ trưng bày, bất cứ khâu nào ở giữa đều có thể tạo thành mối đe dọa đối với tính án toàn của sữa bột.
3. Người Đức trước khi giết mổ động vật, bác sĩ thú ý có bằng cấp chuyên môn phải tiến hành vòng kiểm dịch đầu tiên, sau khi thông qua mới được nhận giấy phép giết mổ.
Sau khi giết mổ, phải kiểm tra bên trong thịt có ký sinh trùng hoặc mầm bệnh hay không. Bất luận là ở lò giết mổ hay là nhà máy chế biến, tại cửa hàng hay là đang trên đường vận chuyển, thực phẩm đều cần phải giữ trạng thái đông lạnh, nếu không thì không được phép bán ra thị trường.
(Hình: Kiểm dịch động vật ở Đức yêu cầu rất khắc khe. (Ảnh trên mạng))
4. Kiểm tra thuốc trừ sâu và phân bón
Trước khi sản xuất các loại thực phẩm ngũ cốc, cơ quan đánh giá thực phẩm đầu tiên phải kiểm tra trong quá trình sản xuất lúa mì có sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hay không, trước khi đem vào kho đã loại bỏ các hạt cát hạt sạn hay chưa, nhiệt độ và độ ẩm trong kho chứa có hợp tiêu chuẩn hay không v..v.. Trước khi đưa vào nhà máy chế biến, phải kiểm tra lương thực có bị nấm mốc hay mọc mầm không; sau khi đưa vào nhà máy chế biến, phải kiểm tra quá trình chế biến liệu phù hợp tiêu chuẩn
(Hình: Lương thực thực phẩm ở Đức được kiểm tra thuốc trừ sâu và phân bón rất kỹ lượng. (Ảnh trên mạng))
5. Sự phá sản của Müller
Müller là nhà sản xuất bánh mì lớn nhất nước Đức, Müller là doanh nghiệp gia tộc nổi tiếng có lịch sử 80 năm trong nghề vì xảy ra tin xấu về vệ sinh, tất cả sản phẩm bánh mì do Müller sản xuất đều bị thu hồi, chính phủ yêu cầu họ không được bán sản phẩm bánh mì tự sản xuất trong cửa hàng của họ, đồng thời rất nhiều siêu thị mô hình lớn tại Đức đã hủy hợp đồng với Müller.
Trong hoàn cảnh nhiều vấn đề khó khăn, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bánh mì lớn nhất nước Đức này nhanh chóng tuyên bố phá sản.
(Hình: Nhà máy bột mì Müller mô hình lớn tại nước Đức sụp đổ, đã kiểm chứng sự thận trọng của người Đức. (Ảnh trên mạng))
Tại nước Đức, nếu như một người bị đau bụng do ăn uống, nghi ngờ là do vấn đề thức ăn, thì có thể gọi điện thoại khiếu nại 24 giờ miễn phí bất cứ lúc nào, “cảnh sát thực phẩm” sẽ lập tức đến nhà lấy mẫu thử, và kịp thời đưa đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành kiểm nghiệm, và sẽ thông báo kết quả kiểm nghiệm cho người khiếu nại biết đầu tiên.
Nguồn: Châu Yến Lâm
DKN.tv