Trong đó, ước tính sẽ có 54 chuyến bay giải cứu bởi 4 hãng hàng không nội địa bao gồm: 32 chuyến bay được thực hiện bởi hãng Vietnam Airlines, 12 chuyến bay bởi hãng Vietjet Air, 5 chuyển bởi Pacific Airlines và 5 chuyển của Bamboo Airways.
Đồng thời, sẽ có 7 chuyến bay giải cứu công dân từ các nước châu Mỹ (4 chuyến từ Mỹ và 3 chuyến từ Canada) trong giai đoạn 1/11-31/12 do Vietnam Airlines thực hiện với 2.485 ghế cung ứng.
Đối với các chuyến bay giải cứu công dân từ châu Âu, Vietnam Airlines sẽ thực hiện 13 chuyến và Bamboo Airways sẽ thực hiện 2 chuyến từ Nga và Cộng hoà Séc. Đối với khu vực Đông Nam Á sẽ có 14 chuyến bay giải cứu công dân, gồm 4 chuyến từ Singapore với 960 ghế cung ứng, 4 chuyến từ Malaysia với 960 ghế cung ứng, 3 chuyến từ Brunei với 823 ghế và 3 chuyến từ Philippines với 720 ghế.
Đối với các chuyên bay giải cứu công dân từ châu Úc, Vietnam Airlines sẽ có 3 chuyến bay từ Melbourne và Sydney (Australia, 1.029 ghế) và Bamboo Airways thực hiện 2 chuyến bay từ Melbourne và Sydney với 686 ghế.
Ngoài ra còn 4 chuyến từ khu vực Trung Đông và châu Phi, 2 chuyến từ các quốc gia châu Á khác và 6 chuyến từ các nước khác. Bên cạnh đó, các hãng hàng không còn thực hiện 1 chuyến từ Israel (343 ghế), 1 chuyến bay từ UAE (343 ghế) và 1 chuyến từ Angola (343 ghế).
Đây là lịch bay dự kiến và Cục Hàng không khuyến nghị hành khách thường xuyên theo dõi thông tin từ Bộ Ngoại giao, Cục Hàng không và các hãng hàng không để cập nhật thông tin chính xác về việc hỗ trợ các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong đại dịch Covid-19.
Cục Hàng không Việt Nam cũng khuyến cáo về các hành vi lừa đảo để trục lợi từ hành khách đi tàu bay trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Cụ thể, Cục Hàng không cho biết đã nhận được phản ánh của hành khách về việc một số hãng hàng không nước ngoài quảng cáo bán vé thực hiện các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước. Sau khi nhận được thông tin phản ánh, Cục Hàng không Việt Nam đã liên lạc ngay với hãng hàng không nước ngoài để làm rõ.
Hãng hàng không nước ngoài xác nhận với Cục Hàng không Việt Nam là hãng không hề thực hiện các chuyến bay như quảng cáo nêu trên. Cục Hàng không Việt Nam cũng không cấp phép cho hãng hàng không này để thực hiện chuyến bay như vậy.
Do vậy, đây được đánh giá là vụ việc có các dấu hiệu lừa đảo để trục lợi từ hành khách. Sau đó, Cục Hàng không đã làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ thông tin nêu trên và có biện pháp để ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật có thể gây tổn thất cho những hành khách có nhu cầu về nước cũng như hình ảnh của hãng hàng không.
Nguồn: cafef.vn