Như TINTUCVIETDUC.DE đã đưa tin, từ nhiều ngày nay, trên nhiều trang Báo lớn của Đức đều đăng tin về việc "Một loại hình lừa đảo qua điện thoại kiểu mới đã xuất hiện ở Đức."
Xem thêm:
- Lừa đảo qua điện thoại ở Đức: Chỉ nói một từ mà mất hàng trăm Euro
- Cảnh báo E-mail lừa đảo dễ mất tiền Ngân hàng
Với kiểu lừa đảo này, nạn nhân sẽ rất dễ mắc bẫy vì khi trả lời JA, kể cả dập máy cũng sẽ bị đòi tiền vô cơ cho một món đồ hoặc một hợp đồng "ma".
Tuyệt đối tránh trả lời JA
Khi được hỏi câu hỏi "Anh/ Chị có nghe thấy Tôi nói không?" Hoặc: "Anh/ Chị nghe rõ không?", Bạn tuyệt đối không trả lời JA.
Mà thay vào đó, Bạn sẽ hỏi lại bằng câu hỏi:
"Wer ist da?" hay "Hallo?"
Nhiều người có thói quen, bắt đầu nhận cuộc gọi bằng từ JA. Đây là một điều quá thuận lợi cho thủ phạm, khi mục tiêu đạt được nhanh chóng.
Vì vậy, ngay từ hôm nay, Bạn nên thay đổi thói quen này. Khi nhận điện thoại, hãy bắt đầu bằng câu nói:
- ...am Apparat.
- Hier ist ....
- Hallo!
Nếu nhận được giấy đòi tiền, Bạn phải làm gì?
Khi Bạn nhận được giấy đòi tiền kiểu này, Bạn không phải thanh toán ngay nhưng cũng không được "lờ" đi mà cần phải "hành động" nếu không sẽ nhận thêm giấy đòi riền cộng phí chậm trả nợ.
"Sollte Ihnen so etwas passieren, müssen Sie die Rechnung nicht zahlen. Sie sollten sie jedoch nicht einfach ignorieren, sondern sich dagegen wehren.“ - Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng Bang Nordrhein-Westfalen.
Bạn có thể làm những việc sau khi biết mình bị lừa trả tiền cho một món hàng hay một hợp đồng mà Bạn không muốn:
- Viết thư từ chối trả tiền theo mẫu của Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng Bang Nordrhein-Westfalen
Thư mẫu của Trung tâm - Gặp Luật sư để giải quyết/ Báo với Cảnh sát
- Nhờ đến sự giúp đỡ của Bundesnetzagentur
Trang Web của Bundesnetzagentur
Xem thêm:
- Lừa đảo qua điện thoại ở Đức: Chỉ nói một từ mà mất hàng trăm Euro
- Cảnh báo E-mail lừa đảo dễ mất tiền Ngân hàng
©Đặng Thùy Linh-TINTUCVIETDUC.DE
Theo FOCUS.