Người Việt khi sang Đức học tập, làm việc và sinh sống nên giao tiếp xã hội với người Đức như thế nào cho đúng với văn hóa Đức?
Chào hỏi.
Sinh viên thường sử dụng các từ : Hallo, Gruss Dich hay Servus (ở bang Bayern) suốt cả ngày.
Bạn không được tự ý bắt tay người khác. Lời chào hỏi lịch sự và phổ biến hơn là ” Guten Morgen ” từ sáng sớm đến 12h, từ 12h đến 19h thỉ chào “Guten Tag “, từ 19h trở đi là ” Guten Abend” .
Ở Bayern lời chào ” Gruess Gott ” có hiệu lực cho mọi giờ giấc , thậm chí lúc tạm biệt.Tại những nơi khác người ta chào tạm biệt nhau bằng những câu như ” Auf Wiedersehen ”, khuya hơn một chút là ” Gute Nacht ” , hoặc đối với sinh viên thì đơn giản là ” Tschüss” hay ” Adé” .
Người ta muốn giới thiệu ai đó làm quen với nhau thì sẽ nói ” Das ist Herr Schmidt – Das ist Frau Meier ” .
Những người trẻ tuổi thì nói ” Max-Ingrid ” .Thông thường người ta sẽ giới thiệu người phụ nữ với người đàn ông trước, sau đó mới giới thiệu người đàn ông với người phụ nữ .Cũng vậy, người ta chào người phụ nữ trước rồi mới đến nam giới.Tại những chỗ trang trọng , người ta sử dụng những câu nói ” Darf ich vorstellen ?” hay ” Darf ich bekannt machen ? ” ( Tôi được phép giới thiệu mình chăng ? )
Nên hay không nên bắt tay chào hỏi.
Các sinh viên hay những đồng nghiệp cùng sở làm không bắt tay chào hỏi nhau.Tại các buổi diễn thuyết hay những buổi tiếp khách của các vị giáo sư thì người ta luôn bắt tay chào hỏi nhau , trong trường hợp này thì người có chức vị cao hơn sẽ chủ động bắt tay trước.
Các công chức làm việc tại các trường đại học chuyên ngành hay trong các công ty lớn cũng không bắt tay chào hỏi nhau
.Người quen gặp nhau trên đường chí ít cũng chào hỏi lẫn nhau.Có 1 vài trường hợp người ta chào hỏi những người không quen biết với thái độ rất lịch sự chẳng hạn như trong thang máy, tại cầu thang chung cư, trong phòng chờ của phòng khám bệnh, chào hỏi người đưa thư và nhân viên dọn rác.
Xưng hô với người đối diện là ” Sie ” hay ” Du “
Trước tiên thì những người lớn tuổi sử dụng ngôi “Sie” để xưng hô với nhau hay là ” Frau “, ” Herr” , hoặc bằng họ của người đối diện và thậm chí trang trọng hơn là ” Guten Tag, Frau Dr Meier “.
Khi đã trở thành bạn bè thì người Đức cởi mở với nhau hơn và xưng hô với nhau là ” Du ” sau khi được sự cho phép của người đối diện.Giới sinh viên học sinh thì gọi nhau là “Du” mà không cần sự cho phép của bạn mình.
Danh vị
Người Đức rất thích danh vị .Thông thường thì phải xưng hô với những người đã có học vị , ví dụ :” Herr Doktor Meier”, ” Frau Doktor Muller” .Đối với các vị giáo sư thì phải gọi là ” Herr Professor.X” hay ” Frau Professorin.Y” Cũng có những vị giáo sư và bác sĩ không coi trọng danh vị trong cách xưng hô , quan trọng là bạn nể phục thực lực của họ.
Thói quen đúng giờ.
Người Đức rất coi trọng việc đúng giờ .Nếu bạn có cuộc hẹn với 1 vị giáo sư hay 1 bác sĩ thì bạn không nên để ông ấy phải chờ đợi bạn. Ngược lại thì giới sinh viên lại không hẹp hòi trong vần đề này. Có lẽ là do giờ học ở trường không được bắt đầu đúng giờ ( được gọi là : sine tempore : s.t ) , mà lại muộn hơn 15 phút ( được gọi là : cum tempore: c.t ) Trường hợp này cũng xảy ra trong một số lời mời cá nhân , là bạn không nên đến đúng giờ mà nên để cho chủ nhà có thời gian để chuẩn bị những thứ lặt vặt cuối cùng.
“Bitte! Danke! Verzeihung!” ( Không có chi ! Cảm ơn! , Xin lỗi ! )
Khi bạn giúp ai làm gì đó , bạn nẹn nói ” Bitte” , ” Bitte sehr ” với họ . Hoặc nếu ai đó cám ơn bạn , sau khi bạn đã làm điều gì đó cho họ , bạn cũng nên nói ” Bitte ,gern geschehen” .Và nếu trong bàn tiệc mà ai đó mời bạn dùng thức ăn ” Möchten Sie noch etwas trinken ? ( Bạn có muốn uống thêm thứ gì nữa chăng? ), bạn không nên nói ” Danke” ( cảm ơn ) vì nó có nghĩa là ” Nein, Danke “( không , cảm ơn), mà nên nói ” Ja,bitte ”
Nếu bạn vô tình dẫm phải chân hay đụng vào ai đó, bạn xin lỗi người đó ” Verzeihung” hay ” Entschuldigung”. Theo nguyên tắc thì bạn nên nói ” Bitte” hay ” Danke” càng nhiều càng hay .
Nguồn: Cộng đồng người Việt tại Đức