Đức là một quốc gia nổi tiếng thế giới với kho tàng di sản văn hóa nhân loại, những lâu đài nguy nga tráng lệ và những lễ hội đường phố đặc sắc.

 

Là thế giới của các hãng xe hơi danh tiếng như BMW, Porsche, Mercedes nơi có bảo tàng xe hơi đầy thú vị, là đất nước có nền bóng đá phát triển hàng đầu thế giới. Không chỉ có vậy, đất nước này nhộn nhịp với lễ hội bia Oktoberfest và xúc xích danh tiếng.

Du lịch Đức là nhiều điều mơ ước của khá nhiều người, đặc biệt là những người yêu xe và bóng đá.

Nhưng xin visa du lịch Đức là điều không thể, đơn giản vì Đức không cấp visa du lịch tự túc cho công dân Việt Nam. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không có cơ hội để du hí tại đất nước tráng lệ này.

Hôm nay, Chúng tôi sẽ hướng dẫn và chia sẽ kinh nghiệm đến những bạn đang có nhu cầu sang Đức và các nước Châu âu để du lịch, khám phá có thể xin được visa Đức và vào nước Đức một cách đàng hoàng, chính thống.

Như ở trên, tôi đã nói “Đức không cấp visa du lịch tự túc”. Vậy làm thế nào để có thể nhập cảnh vào Đức một cách chính thống?

Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 02 cách mà chúng tôi thường dùng cho khách hàng của mình và giúp họ có thể đi Đức du lịch, tham quan các hãng xe và theo dõi các trận cầu kinh điển.

ho chieu duc

Cách 1: Xin visa Đức diện thăm thân và du lịch

Theo như cách này thì bạn cần phải có người thân có quốc tịch Đức hoặc thường trú nhân tại Đức viết thư mời để mời bạn qua thì mới có thể nộp hồ sơ.

Nếu không có chuyển qua Cách 2 ngay, không cần đọc tiếp nội dung của cách 1 làm mất thời gian của bạn. Nếu bạn có người thân ở bên đó thì cần chuẩn bị những loại giấy tờ như sau

Giấy tờ cần chuẩn bị khi làm hồ sơ xin visa Đức diện thăm thân

Hộ chiếu: Còn hạn hơn 06 tháng kể từ ngày lên máy bay, kèm bản photo có công chứng, và những hộ chiếu (cũ nếu có)

03 ảnh 3,5 * 4,5 (phông trắng chuẩn quốc tế, chụp không quá 03 tháng, chụp rõ mặt, tai, nhìn thẳng)

CMND, giấy khai sinh, hộ khẩu: Tất cả photo có công chứng.

Thư mời: Ghi rõ lý do mời, chi tiết cuộc viếng thăm của người được mời.

Giấy cam kết bảo lãnh (dùng mẫu thống nhất toàn liên bang của Sở Ngoại Kiều, trong đó SNK nơi người bảo lãnh cư trú có chứng thực chữ ký và xác nhận khả năng chi trả của người bảo lãnh(phải nộp bản chính và bản sao giấy cam kết bảo lãnh).

Chứng minh quan hệ giữa người mời và người được mời

Hộ chiếu của người mời (nếu người mời không có quốc tịch Đức), đặc biệt phải sao cả trang có giấy phép cư trú.

Quyết định cho nghỉ phép của cơ quan (nếu đang công tác), nếu tự kinh doanh (giấy chứng nhận kinh doanh),học sinh phải có giấy cho nghỉ phép của trường (các giấy tờ này phải dịch công chứng tiếng Đức hoặc tiếng Anh).

Các giấy tờ chứng minh thân nhân:

– Giấy đăng ký kết hôn

– Sổ hộ khẩu gia đình

– Giấy khai sinh của con

Các giấy tờ chứng minh tài chính cá nhân như:

– Sổ đỏ nhà đất

– Sổ tiết kiệm hoặc số dư tài khoản lương của 3 tháng gần nhất (số tiền càng nhiều càng tốt) trong ngân hàng (mang bản gốc và kèm theo 01 bản sao)

Thông tin cá nhân của người đứng ra mời phía bên Đức (để điền vào form khai) như: Tên đầy đủ, tên công ty và địa chỉ công ty, số điện thoại, số fax, địa chỉ email.

Các giấy tờ khác như: Booking vé máy bay, bảo hiểm y tế, tờ khai form xin visa (Nếu bạn từ làm có thể liên hệ công ty vé máy bay để lấy giấy xác nhận miễn phí, mua bảo hiểm, download các mẫu tờ khai về điền đầy đủ thông tin. Nếu sử dụng dịch vụ của Á Châu, mọi thứ sẽ đươc cung cấp tại công ty).

Lịch trình chi tiết: Dù là du lịch thăm thân nhưng một lịch trình chi tiết về nơi ăn, ở, sinh hoạt, đi tham quan du lịch địa điểm nào là điều không thể thiếu để tăng thêm sự tin tưởng với LSQ Đức.

Cách 2: Xin visa Schengen của các nước gần Đức

Nếu bạn không có người thân tại Đức thì bạn sẽ không thể xin visa Đức được, bởi vì Đức không cấp visa du lịch tự túc. Đức thuộc khối Schengen nên bạn có thể đi du lịch Đức từ các nước thuộc khối này.

Hiện tại, Ở Việt Nam có 04 nước cấp visa du lịch tự túc là Pháp, Ý, Tây ban nha, Ba lan. Trong 04 nước này, theo kinh nghiệm của Chúng tôi thì bạn nên làm hồ sơ xin visa tại LSQ Pháp hoặc Ý thì mọi việc sẽ đơn giản và có thời gian xét duyệt nhanh hơn nước còn lại.

Bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới để rõ hơn về thủ tục xin visa Schengen của 2 nước này và có thể du lịch đến Đức một cách dễ dàng hơn mà không cần có người thân bên đó.

Bạn có thể đọc và lựa chọn cho mình một cách thích hợp nhất.

Chúng tôi khuyên bạn nên xin visa Pháp bởi vì LSQ Pháp có một quy trình rõ ràng, giấy tờ không quá khó khăn và thời gian xét duyệt cũng nhanh nhất. Nhưng nên tránh xin visa Pháp vào thời gian khoảng tháng 09, vì lúc này số lượng hồ sơ khá nhiều.

Trên đây, mà một số cách để bạn có thể vi vu tại Đức mà không nhất thiết phải có người thân sinh sống bên đó. Bạn có thể lựa chọn cho mình một cách tốt nhất. 

Xin visa Đức là điều khá khó khăn đối với hầu hết mọi người. Bạn đừng nên quá chủ quan mà làm mất thời gian và cơ hội của mình. Đừng để mình phải tốn 2,3 lần phí cho 1 tấm VISA khi mà bạn có thể xin 1 lần là đậu. Chúc các bạn thành công trong việc xin visa Đức cho riêng mình.

 

Nguồn: Du lịch Á Châu




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC