Phụ nữngười nhập cư có cơ hội tốt hơn nếu trong tay họ có quyền không khai báo một số thông tin cá nhân trong hồ sơ xin việc.

 

Đây là kết quả từ một nghiên cứu chống phân biệt đối xử tại Đức.

manager 308474 640

Ảnh chân dung hoặc thông tin cơ bản có thể làm cho một bộ hồ sơ xin việc bị từ chối nhanh chóng.

Giới tính, tuổi tác, và quốc tịch thường xuyên là nguyên nhân khiến nhà tuyển dụng khuấy lên những thành kiến.

Một số thành phần thường xuyên bị từ chối trong đó bao gồm phụ nữ, người nhập cưngười khuyết tật.

Họ có thể bị từ chối nhanh chóng mà không cần biết trình độ làm việc như thế nào.

Đây là lý do tại sao những người xin việc cần được ẩn thông tin trước ngày phỏng vấn. Ít ra họ có được cơ hội để thuyết phục nhân viên tuyển dụng chú ý tới tài năng thực sự của họ chứ không phải là giới tính hay quốc tịch.

Một kết quả cũng được đưa ra rằng chỉ khi được phỏng vấn, các ứng viên mới tỏa sáng hết các kỹ năng mà họ có.

8 tổ chức, công ty, cơ quan nhà nước đã tham gia nghiên cứu vào giữa tháng 11 năm 2010 và kết thúc vào năm 2011.

Trong đó có một số tổ chức lớn như Deutsche Post Deutsche Telekom, chi nhánh Đức của hãng mỹ phẩm Pháp L'Oréal...

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng không chỉ ra tỷ lệ thành công khi nộp hồ sơ ẩn danh so với việc công khai trước khi phỏng vấn.

Ý tưởng cho nghiên cứu trên được phát triển sau khi một nghiên cứu về thị trường lao đọng Đức được tiến hành bởi Đại học Konstanz thấy rằng những người có quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có ít hơn 14% cơ hội được mời đến phỏng vấn so với những người khác.

Những hồ sơ ẩn danh không chỉ giúp cho người lao động có thể tìm được những việc làm phù hợp mà còn giúp công ty tuyển dụng không bỏ sót những nhân tài, những sai sót làm thiệt hại hàng tỷ Euro cho nền kinh tế mỗi năm.

Dự án thí điểm cho những hồ sơ ẩn danh đã có khởi đầu tốt nhưng vẫn chưa được phổ biến.

Sự ấn tượng và thành kiến khiến cho những nhân viên thực sự có tài năng chưa được phát triển bởi giới tính, tuổi tác và cả quốc tịch của họ.

Ở Đức vẫn chưa phổ biến hình thức gửi hồ sơ ẩn danh.

Tuy nhiên hình thức này đã được sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài tại Mỹ, Thụy Điển và Pháp.

Ở Mỹ, các thông tin cá nhân và chi tiết liên quan đến nơi sống ít được nhắc đến nhằm tránh những nhà tuyển dụng quyết định không mời bạn đến phỏng vấn.

©Phạm Thị Điều - TINTUCVIETDUC.DE

dieu.pham-©tintucvietduc.de




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC