Mỗi ngày, do tính chất công việc, mình phải đọc khoảng 50 đầu báo của Đức và Tạp chí chuyên ngành; rồi sau đó phân tích và đánh giá hàng trăm Bản tin về: Sức khoẻ, thực phẩm, Y tế & chính sách Y tế.....
Tiếp xúc hàng ngày với những tin tức thời sự, mà nhiều khi vẫn không tránh khỏi cảm giác hoang mang về sức khỏe, bệnh tật.
Người Đức, tỉ lệ mắc bệnh Ung thư cũng cao và phần nhiều trong đó là Ung thư đại tràng.
Cách đây mấy tháng, khi Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố kết quả Nguyên nhân gây Ung thư là do thịt đỏ, thịt đóng hộp/ chế biến sẵn, toàn nước Đức như "sôi sục".
Và câu hỏi :"Ăn gì cho khỏi Ung thư?" chưa bao giờ nguội nhiệt.
Nhiều người Đức, kể từ sau Bản công bố của WHO, chuyển sang ăn chay hoặc hạn chế ăn thịt.
Các hãng Sản xuất thịt, xúc xích tại Đức yêu cầu Bộ trưởng Thực phẩm-Dinh dưỡng Christian Schmidt lên tiếng, trước tình hình Doanh thu bị giảm đi đáng kể bởi phong trào "Ít thịt-nhiều rau" này.
Bộ trưởng Schmidt, và cả Người đứng đầu ngành Y tế của Bang Bayern, Bà Melanie Hulm, đều khuyến cáo các bậc phụ huynh về việc bữa ăn không thịt.
Theo đó, rất nhiều bậc phụ huynh cũng để chế độ ăn không thịt cho cả con trẻ. Điều này, theo lời Bộ trưởng là "Rất không nên. Bởi con trẻ là những cá thể cần những thành phần dinh dưỡng để phát triển đồng bộ và toàn diện."
Vậy, làm thế nào để vẫn ăn thịt mà không bị bệnh? Câu trả lời chỉ có thể là "Ăn có hiểu biết" mà thôi.
"Ăn có hiểu biết" là chúng ta phải hiểu về thành phần, nguồn gốc, số lượng cũng như khối lượng thực phẩm chúng ta muốn ăn.
Các Chuyên gia của Viện Thực phẩm-Dinh dưỡng Đức đã khuyên người dân về chế độ ăn khoa học theo bảng sau:
Rau, củ, quả, trái cây, ngũ cốc là những loại thực phẩm NÊN ĂN NHIỀU NHẤT và hạn chế dầu mỡ, thịt, cá.
Ăn loại gì? Bao nhiêu? Cái nào cần hạn chế? là những điều mà Người tiêu dùng cần phải biết để đảm bảo Sức khoẻ, không chỉ cho bản thân mà còn cho con em và người thân trong gia đình.
Xem thêm: Bảng ăn uống trong nhà
© Nguyễn Thu Huyền - VIANMEDIA.COM