Tiếng Đức có câu "Der Kunde ist König" - nhưng có thật là "thượng đế" thì được làm tất cả những gì mình muốn không?

Chúng ta cần lưu ý điều gì khi đi siêu thị? Xin giới thiệu Bạn đọc một số lưu ý khi đi chợ, mua sắm ở Đức, tránh phiền phức ngoài ý muốn.

Những lưu ý cần biết khi đi chợ, siêu thị ở Đức 									 									 - 0

 

1. Mỗi một hộp trứng đều mang một mã số riêng bao gồm thông tin về kích cỡ, trang trại, nhà cung cấp cũng như nơi đóng gói.

Vì thế nếu thấy một quả trứng bị dập vỡ, chúng ta phải đổi nguyên cả hộp. Nếu chỉ thay một quả từ hộp này sang hộp khác là hành vi "tráo đổi nội dung" - không nên làm vì như vậy là phạm luật vì sẽ gây bất lợi cho các khách hàng khác.

 

2. Trước khi trả tiền, mọi hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của siêu thị, vì thế khách hàng không được tự ý bóc/mở đồ ra ăn uống trước, sẽ dễ bị qui là hành vi trộm cắp (Diebstahl).

 

3. Mua nhầm hàng không được đổi lại.

Siêu thị chỉ chấp nhận đổi trong trường hợp hàng bị hỏng hoặc hết hạn.

 

4. Khách hàng sẽ phải chịu mọi bồi thường nếu làm đổ, vỡ hàng trong siêu thị (qua Haftpflichtversicherung), đặc biệt nếu bị đổ vỡ số lượng nhiều hoặc là những mặt hàng đắt đỏ.

 

5. Câu "Öffnen verpflichtet zum Kauf" ("Mở hàng phải mua hàng") không có hiệu lực, ví dụ khi mua đồ gia dụng như chăn ga, bát đĩa ..., khách hàng được phép mở để so sánh màu sắc, hình dạng, tuy nhiên không được làm hỏng.

 

7. Khách hàng không được tự ý lấy xe đẩy của siêu thị để chở (đẩy) hàng về nhà mình.

Bởi giá trị mỗi chiếc xe dao động từ 100-150€ và thuộc quyền sở hữu của siêu thị.

 

8. Tự ý lấy hoa quả để "nếm thử" cũng là phạm tội trộm cắp.

Nếu muốn thử, khách cần hỏi nhân viên trước. Nhiều nơi họ có đĩa cắt sẵn cho khách nếm.

 

9. Những mặt hàng hạ giá chỉ được mua "vừa đủ dùng" ("haushaltsüblich", số lượng này tùy theo qui định của từng siêu thị), không được mua "dự trữ" với số lượng nhiều.

 

10. Siêu thị có quyền không chấp nhận số lượng lớn tiền xu hoặc dùng cả tờ 100€ chỉ để mua gói kẹo cao su!!

 

11. Khách hàng cần phân biệt 2 loại vỏ chai khi đổi gồm vỏ chai dùng một lần (Einwegflaschen) và vỏ chai dùng nhiều lần (Mehrwegflaschen).

pfandflasche v21

Ký hiệu Mehrwegflaschen  Ảnh: aldi-nord

Siêu thị nào lớn hơn 200 m² đều phải nhận lại tất cả Einwegflaschen, kể cả họ không có bán mặt hàng đó. Vỏ chai dù bị méo hay nát và máy tự động không nhận lại thì siêu thị vẫn phải trả tiền Pfand cho khách.

Còn loại nước trong Mehrwegflaschen mà siêu thị không bán thì họ được phép không nhận lại.

Loại vỏ chai này thuộc sở hữu của chợ/doanh nghiệp nước uống (Getränkemarkt) và sẽ được tiếp tục sử dụng, nên chúng còn phải giữ được nguyên thể trạng ban đầu.

 

 

 

Nguồn: Facebook/Cẩm Chi

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC