Tại Đức, số người tìm kiếm công việc phụ ngoài thời gian làm việc chính để cải thiện thu nhập ngày càng gia tăng.

Trong đó, có một số lưu ý mà người lao động nên tìm hiểu, TINTUCVIETDUC.DE giới thiệu tới bạn đọc bài viết này.

Những lưu ý khi bạn có thêm nguồn thu nhập thứ hai

Những ai muốn kiếm thêm vào buổi tối hoặc cuối tuần, nên thông tin cho sếp biết.

Nếu không,  nguy cơ mất việc chính có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhà tuyển dụng trong những trường hợp này đều có quyền sa thải người lao động.

Điều này được ghi rõ trong bộ luật lao động liên bang.

Nếu người lao động được yêu cầu trong hợp đồng lao động phải khai báo công việc phụ, khi đó người thuê lao động được phép ngăn cản nhân viên của họ không được làm thêm công việc nào khác.

Tuy nhiên điều này chỉ được áp dụng nếu người lao động cộng tác với một hãng cạnh tranh của công ty mà anh ta đang làm việc chính thức tại đó.

Ngoài ra, người thuê lao động có quyền từ chối cấp kỳ nghỉ cho nhân viên, nếu anh ta chỉ muốn sử dụng kỳ nghỉ đó để làm thêm một công việc khác.

Nhưng cũng có một ngoại lệ, đó là ngoài thời gian nghỉ phép, những ai đang làm thêm vào buổi tối, công việc này của họ vẫn sẽ được tiếp tục trong khi kỳ nghỉ bên công ty chính vẫn đang tiếp diễn.

Thêm vào đó, luật cũng đề ra các ranh giới quy định rõ số lượng và thời gian tối đa của công việc làm thêm.

Theo luật lao động liên bang, nhân viên không được phép làm thêm quá 48 tiếng một tuần.

Bất kể ai đang nhận trợ cấp thất nghiệp loại I đều được phép làm tăng thêm nguồn thu nhập của họ bằng những công việc tạm thời.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường nhưng chưa tìm được chỗ làm.

Lúc đó, họ được phép làm thêm dưới 15 tiếng mỗi tuần. Nếu ai kiếm được hơn 165 Euro mỗi tháng, tiền trợ cấp thất nghiệp cũng sẽ bị trừ đi.

Đối với Sinh Viên

Những khoản thu nhập của sinh viên có thể làm cho khoản trợ cấp nuôi con cha mẹ nhận được từ nhà nước giảm đi.

Theo quy định, nếu sinh viên kiếm được từ 7680 Euro mỗi năm, phụ huynh của họ sẽ mất quyền nhận trợ cấp nuôi con.

Giới hạn đối với thu nhập từ công việc làm thêm của sinh viên cũng là một trong những căn cứ áp dụng cho vay Bafög.

Kể từ mùa thu năm 2008, mức thu nhập từ việc làm thêm của sinh viên dưới  4800 Euro (mức hiện nay là 4602 Euro) sẽ không ảnh hưởng đến yêu cầu vay Bafög của họ.

Tuy nhiên, sinh viên cần phải ghi rõ trong đơn xin vay Bafög mức thu nhập họ kiếm được từ việc làm thêm là bao nhiêu.

Trong trường hợp không nhớ rõ, cần trình bày rõ lý do vì sao không khai báo được chính xác số tiền đó.

Đồng thời khi đã có được giấy chứng nhận thu nhập, hãy nộp ngay lại cho cơ quan có thẩm quyền cấp Bafög.

Ngoài ra sinh viên cũng cần lưu ý rằng, cơ quan cho vay Bafögkhông chỉ căn cứ vào thu nhập từ việc làm thêm của bạn mà còn xem xét đến cả thu nhập của chồng, vợ hoặc phụ huynh của sinh viên - những người có trách nhiệm tài trợ cho khóa học của bạn.

©Vũ Thu Hương - TINTUCVIETDUC.DE

Hương Vũ - ©tintucvietduc.de




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC