Chúng tôi xin giới thiệu cùng các bạn thủ tục và hồ sơ xin Visa đi Đức để du lịch và thăm người thân hay bạn bè tại Đức.
Những giấy tờ cần phải nộp (bản chính hoặc bản sao công chứng) bao gồm:
- Một tờ khai xin cấp visa ngắn hạn đã được khai đầy đủ và có chữ ký. Có thể khai bằng tiếng Đức, tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
- Hộ chiếu của người xin cấp visa. Hộ chiếu này phải còn giá trị và có chữ ký của người mang hộ chiếu. Nếu có hộ chiếu cũ thì phải mang nộp kèm theo.
- Giấy cam kết bảo lãnh theo các điều 66, 68 của Luật Cư trú.
Trong đó Sở Ngoại kiều nơi người bảo lãnh cư trú xác nhận chữ ký cùng với khả năng chi trả của người bảo lãnh. Nộp bản chính và 1 bản sao giấy cam kết bảo lãnh.
Sau khi cấp visa, người xin cấp sẽ được nhận lại bản chính giấy cam kết bảo lãnh và phải mang theo giấy này trong chuyến đi của mình. - Giấy chứng nhận cho nghỉ phép của cơ quan nếu người xin cấp visa còn đang công tác.
Nếu là người tự kinh doanh phải nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kèm theo một bản sao. Trường hợp là học sinh phải có giấy cho phép nghỉ học của trường hoặc cơ sở đào tạo. - 1 ảnh màu mới chụp cỡ 4×6, phông nền trắng và phải chụp chính diện.
Lựa chọn thứ hai làm thủ tục xin visa đi Đức thăm người thân
Trong “giấy cam kết bảo lãnh” không xác nhận khả năng chi trả của người bảo lãnh hoặc không có “giấy cam kết bảo lãnh” thì phải nộp giấy tờ chứng minh khả năng tự chi trả cho chuyến thăm của chính bản thân mình.
- Bản sao công chứng hộ chiếu của người mời (nếu người mời không có quốc tịch Đức) và phải sao cả trang có giấy phép cư trú.
- Nếu người xin cấp visa có thân nhân ruột thịt là vợ, chồng, cha, mẹ, con sinh sống tại Đức và những người này không đứng ra mời thì vẫn phải nộp bản sao công chứng hộ chiếu của những người này.
- Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người mời và người được mờinhư giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn … phải nộp bản chính hoặc bản sao do ủy ban nhân dân cấp, kèm theo đó là một bản sao và bản dịch sang tiếng Đức.
Trong trường hợp hai bên không có quan hệ họ hàng thì phải có thư của người mời giải trình lý do mời kèm theo. - Bảo hiểm y tế du lịch cho toàn bộ thời gian chuyến đi và kèm theo 1 bản sao. 30.000 Euro là mức chịu trách nhiệm tối thiểu của công ty bảo hiểm và sẽ có giá trị cho tất cả các nước trong khối Schengen.
- Giấy xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi do đại lý vé máy bay in và thời gian đi sẽ không quá 90 ngày.
- Những giấy tờ để chứng minh sự ràng buộc về mặt gia đình tại Việt Nam như sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của các con, giấy chứng minh nhân dân của thân nhân hàng thứ nhất sống tại Việt Nam bao gồm vợ, chồng, con đẻ và các giấy tờ khác.
Các giấy tờ này phải nộp gồm bản chính kèm theo 1 bản sao. - Những giấy tờ chứng minh sự ràng buộc về mặt kinh tế tại Việt Nam như phiếu lĩnh lương hưu, chứng nhận thu nhập của 3 tháng gần nhất, sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản của 3 tháng gần nhất, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu nhà đất, thẻ tín dụng và các giấy tờ khác.
Các giấy tờ này phải nộp bao gồm bản chính kèm theo 1 bản sao.
Lưu ý với trẻ dưới tuổi vị thành niên
Đối với mỗi đứa trẻ phải khai 2 đơn xin thị thực riêng do những người có quyền nuôi dưỡng ký (thông thường là cả bố và mẹ) và trẻ em phải trực tiếp có mặt khi nộp đơn.
Trẻ em tròn 16 tuổi phải tự tay ký thêm vào đơn của mình.
Ngoài ra phải có thêm những giấy tờ sau:
- Bản tuyên bố đồng ý của tất cả những người có quyền nuôi dưỡng (lập mới trong vòng 6 tháng trở lại).
Bản tuyên bố này phải nêu rõ, người có quyền nuôi dưỡng đồng ý cho đứa trẻ xuất cảnh, đi cùng với ai, trong khoảng thời gian nào, đi tới đâu, ai là người đại diện theo luật định của đứa trẻ ở Đức - Giấy khai sinh của đứa trẻ
- Một bản phô tô trang đầu tiên hộ chiếu quốc gia/hộ chiếu phổ thông của người ký giấy đồng ý.
Các trường hợp có thể xin visa đi Đức thăm thân nhân
1. Trường hợp có quan hệ họ hàng, gia đình:
nếu bạn có người trong gia đình hoặc họ hàng ở Đức thì có thể làm giấy tờ xin visa đi Đức thăm thân nếu như được người này gửi giấy mời và một số giấy tờ khác để chứng minh tài chính và mối quan hệ giữa hai bên như giấy khai sinh, sổ hậu khẩu, giấy xác nhận địa phương, …
2. Trường hợp đi thăm bạn bè thân ở Đức:
như bạn học, bạn cùng xóm thì cũng tương tự như trên với phần chứng minh mối quan hệ thì bạn cần thư từ liên hệ qua lại, hình ảnh chụp chung, …
3. Trường hợp đi thăm một người bạn mới quen ở Đức: bạn có quen biết với một người dân Đức qua mạng hoặc sự giới thiệu của bạn bè và được người này mới đến Đức chơi thì cần cung cấp hình ảnh hoặc thư từ trao đổi qua lại, những tin nhắn, … và thư mời của người đó.
Khi du lịch tại Đức, trong từng trường hợp cụ thể bạn sẽ phải nộp thêm các giấy tờ khác. Việc này sẽ được nhân viên nhận hồ sơ của Đại sứ quán thông báo bằng văn bản.
Đại sứ quán chỉ nhận những hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ. Và hồ sơ không đầy đủ sẽ bị trả lại. Trong trường hợp như thế người xin cấp visa phải đăng ký lại lịch hẹn nộp hồ sơ.
Nguồn: Đại Sứ quán Đức tại Hà Nội