Nếu bạn không thể vào được quốc tịch Đức vì một vài lý do nào đó thì thẻ định cư dài hạn mà bạn sở hữu,vẫn có một số quyền lợi như người quốc tịch Đức .
Tuy nhiên, vì thẻ định cư cũng có ít nhiều hạn chế mà tôi cũng nói vài lần ở những bài trước.Thì bạn chỉ cần chú ý một số điều sau đây, để tránh những rắc rối khi gặp phải.
1. Theo luật cư trú, thì người có thẻ định cư nếu ra khỏi Đức quá 6 tháng mà không báo trước cho Sở Ngoại Kiều. Thì thẻ định cư sẽ bị mất hiệu lực và người sở hữu thẻ sẽ không được nhập cảnh vào nước Đức.
Chính vì đây là một điểm bất lợi của thẻ định cư, cho nên, nếu bạn đi du lịch ở những nước ngoài EU.
Bạn nên tránh một số nước có tình hình chính trị và an ninh bất ổn. Vì đi du lịch đến những nước này, nếu có chuyện gì xảy ra, thì bạn sẽ bị kẹt lại ở nước đó vô thời hạn. Và đây là những quốc gia có an ninh và chính trị không ổn định như: Mexico, Colombia, Venezuela và một số nước Phi châu
Nếu có đi thì nên đi với người thân hoặc theo nhóm đông, vì nếu có chuyện gì, thì họ sẽ can thiệp kịp thời cho bạn về giấy tờ.
2. Không nên nhận trợ cấp xã hội quá lâu khi bạn đang ở độ tuổi lao động từ 18 đến 55. Trừ khi bạn đã đi làm trước đó một thời gian dài hoặc mắc bệnh hiểm nghèo hay bị tai nạn lao động.
Có một vài người Việt thường nói với tôi là họ đã có thẻ định cư dài hạn, thì phía Đức rất khó trục xuất họ về nước dù họ có ăn xã hội bao lâu.
Thật ra nếu ai nghĩ thế là sai, nếu họ ăn xã hội liên tục từ ba năm trở lên và trong thời gian ba năm đó, nếu không tìm được việc hoặc từ chối nhiều lần công việc do Sở Lao Động giới thiệu thì cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thẻ định cư.
Tuy có thể không bị rút thẻ ngay lập tức, nhưng nếu bạn cứ tiếp tục ăn trợ cấp thêm vài năm nữa, thì trước sau gì bạn cũng sẽ nhận được giấy của Sở ngoại Kiều.
Tôi có thể ví dụ về trường hợp một người sang Đức lúc còn tuổi thiếu niên. Vì chị này nhận trợ cấp xã hội quá lâu (khoảng 10 năm) nên đã bị phía Đức lấy lại thẻ và trục xuất về nước.
3. Trốn thuế nhiều năm với một số tiền lớn, thường chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài và khi bị phát hiện lại bỏ về VN để trốn tránh thì coi như thẻ thường trú cũng bị mất
4. Có những hành động ủng hộ hay tài trợ cho khủng bố, tham gia băng đảng, thường xuyên đánh người gây thương tích, trộm cắp nhiều lần, lạm dụng tình dục trẻ em, giết người, bán hàng cấm, kết hôn giả bị phát hiện, rửa tiền..v..v
Nếu phạm một trong những tội trên thì sẽ bị trục xuất khi ra tù, còn thẻ định cư dài hạn sẽ bị hủy ngay lập tức khi bị kết án tù.
Nếu ai sống lâu năm ở Đức chắc cũng đều biết chuyện một thanh niên người Thổ bị tước thẻ định cư dài hạn và trục xuất về nước dù được sinh ra ở Đức (do người này đánh nhau và trộm cắp rất nhiều lần ) hay Ayhan Sürücü bị đưa từ nhà tù ra thẳng sân bay Tegel về Istanbul vì đã bắn chết chị gái mình.
Tóm lại,còn có nhiều điều cần chú ý nữa đối với người có thẻ định cư, nhưng không cần thiết lắm, vì những chuyện nhỏ khác như làm chui, trốn vé tàu, ăn cắp những món đồ giá trị thấp …etc.. tuy cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thẻ thường trú, nhưng không đủ mạnh để mất thẻ và bị trục xuất như những trường hợp tôi vừa kể trên (trừ trường hợp thứ nhất vì bất khả kháng)
Nói chung, dù bạn sang Đức sống theo diện đoàn tụ gia đình, tị nạn chính trị hay du học, lao động.
Tuy được cấp thẻ định cư dài hạn (Niederlassungserlaubnis) thì không có nghĩa là đảm bảo bạn sẽ được sống vĩnh viễn ở Đức
Trong thời gian gần đây, nước Đức cũng gặp một số rắc rối về an ninh do người nhập cư hợp pháp lẫn bất hợp pháp gây ra như: trộm cắp, đánh nhau, làm chui, nhận con, trốn thuế..v..v thì luật lệ ngày càng siết chặt và nếu bị kết án tù, thì coi như khả năng mất thẻ và bị trục xuất khi ra tù là 98% (trừ khi bạn đã thành công dân Đức )
Do vậy, nếu sau một thời gian dài mà không xin được vào quốc tịch Đức, thì bạn chỉ còn cách luôn quan tâm đến tình hình chính trị ở Đức, để xem có những thay đổi nào về luật lệ lưu trú và quyền lợi của người nước ngoài, để từ đó mà thay đổi cách sống cho phù hợp và cũng nên chú ý những điều mà tôi vừa nói ở trên, thì ngoài ra,bạn không cần phải lo lắng gì thêm dù không mang quốc tịch Đức
An Thanh Le via FB