Phụ nữ phải chi trả nhiều hơn cho bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm xe hơi. Tại EU, cả hai giới đều có quyền bình đẳng như nhau.

Tuy nhiên người tiêu dùng vẫn chưa chắc chắn về điều này.

bao hiem nen mua 720x480

Cả nam giới và phụ nữ đều bình đẳng trong mức phí đóng bảo hiểm, trừ trường hợp theo quy đinh của tòa án sẽ có mức giá khác (trường hợp số C-236/09).

Căn cứ vào giới tính để đưa ra mức phí bảo hiểm khác nhau là không hợp lệ.

Vậy, tại sao các công ty bảo hiểm lại có sự phân biệt mức phí theo giới tính?

Mặc dù việc bình đẳng giới được quy định trong luật pháp EU, nhưng các công ty bảo hiểm phải dựa trên các thống kê rủi ro quan trọng. Điều này có nghĩa là  phụ nữ có tuổi thọ trung bình cao hơn nam giới 5 năm. Họ phải trả phí bảo hiểm hưu trí tư nhân cao hơn.

Ngoài ra, phụ nữ có khả năng phải đi gặp bác sĩ cao hơn và chi phí bồi thường bảo hiểm y tế vì thế cũng sẽ cao hơn.

Sự chênh lệch phí bảo hiểm y tế toàn diện khoảng 30 đến 50 Euro.

Ngược lại, phí bảo hiểm xe hơi đối với phụ nữ lại thấp hơn. Theo thống kê thì phụ nữ ít gây ra tại nạn hơn nam giới.

Với bảo hiểm nhân thọ dài hạn, phụ nữ cũng phải chi trả ít hơn do ảnh hưởng các yếu tố như lối sống và tệ nạn xã hội.

Quốc gia có sự phân biệt trong mức phí bảo hiểm?

Sự khác biệt các mức phí này được cho phép tại 27 quốc gia thuộc EU. Tại Bỉ và Hà Lan phí bảo hiểm xe hơi không phân biệt dựa trên giới tính. Phí bảo hiểm tại Đức vẫn còn khác biệt theo giới tính.

Đặc biệt là bảo hiểm ô tôhưu trí.

Phí bảo hiểm hiện nay có thể đắt hơn?

Theo tổng hiệp hội bảo hiểm Đức (GDV) cảnh báo trước khi tăng thuế quan. Thông thường, số lượng bảo hiểm sẽ tăng lên vì theo người tiêu dùng tăng thuế là tăng nguy cơ rủi ro với họ. Người tiêu dùng thấy không có lý do nào để tăng phí bảo hiểm.

Các công ty bảo hiểm chỉ đưa ra giá trợ cấp thống nhất, sau đó tăng từ từ.

Có nên chấm dứt hợp đồng bảo hiểm vào lúc này?

Không nên vội vàng chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn. Cho đến nay, chưa có một kế hoạch thay đổi thuế nào.

Ngoài ra, khách hàng sẽ phải chi trả toàn bộ các chi phi phát sinh cho việc chấm dứt hợp đồng cũ và phát sinh hợp đồng mới.

©Phạm Thị Điều - TINTUCVIETDUC.DE

dieu.pham - ©tintucvietduc.de

Theo news.de




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC