Theo đó, mức đóng thuế tại Đức cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Bỉ.
Ở Đức, một người độc thân với mức lương trung bình sau khi đóng các khoản thuế thu nhập Einkommensteuer, bảo hiểm y tế Krankenversicherung, hưu trí Rentenversicherung… chỉ nhận được khoảng 51,6% trong tổng tiền lương.
Trong khi đó, với các cặp vợ chồng có con cái, mức đánh thuế lại “nhẹ nhàng” hơn. Số tiền một cặp vợ chồng (đã có hai con), trong đó một người đi làm chính, được giữ lại từ lương trước thuế (bruttolohn) là 87,7 %.
Chính phần lớn những người Đức hiểu rằng việc đóng thuế là trách nhiệm xã hội của họ, của người lao động trưởng thành đối với cộng đồng, đổi lại họ được sống trong một xã hội thực sự an toàn, phúc lợi xã hội được chăm lo đầy đủ.
Việc người lao động phải đóng thuế, đóng bảo hiểm nhiều như kể trên sẽ dẫn đến ba hệ quả tích cực sau:
Thứ nhất, nhà nước có nguồn tài chính để lo cho những người thất nghiệp, những người già, người tàn tật, y tế, giáo dục, giao thông và các hoạt động chung;
Thứ hai, tài chính sẽ được minh bạch hóa, được quản lý chặt chẽ, vì thế sẽ không có tình trạng người quá giàu trong xã hội, tham nhũng vì thế cũng bị đẩy lùi. Người lao động thu nhập càng nhiều, thì sẽ càng phải đóng thuế nhiều, mức chênh lệch giàu nghèo vì thế sẽ không quá cách biệt;
Thứ ba, khi mọi người đều được chăm lo, phúc lợi xã hội tốt, không có người quá giàu hay quá nghèo, ai cũng được hưởng những phúc lợi chung, nghề nào cũng đáng được trân trọng, khi ấy tình trạng tội phạm sẽ bị hạn chế đáng kể, xã hội vì thế cũng trở nên ổn định và an toàn hơn.
Nguồn: icsa.edu.vn