Thị trường dầu thế giới: Cung vượt cầu, giá dầu lao dốc
Giá dầu đã giảm gần một nửa kể từ đầu tháng 3 trong bối cảnh nhu cầu thị trường chậm lại do bùng phát coronavirus, cũng như thỏa thuận OPEC+ hết hiệu lực. Ngày 6 tháng 3, các quốc gia trong liên minh không thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi tham số hoặc gia hạn thỏa thuận.
Cụ thể, Nga đề xuất duy trì các điều kiện hiện có, còn Saudi Arabia tiếp tục giảm khai thác. Do đó, từ ngày 1 tháng 4, các hạn chế đối tại các quốc gia thành viên của liên minh cũ được dỡ bỏ, các nước không còn chịu bất cứ ràng buộc nào về tăng sản lượng dầu, dẫn đến tình trạng dư cung, trong khi cầu giảm, khiến giá dầu thế giới lao dốc xuống mức 20USD/thùng.
Hãng tin Mỹ Bloomberg dẫn nguồn từ một trong các bộ quan trọng của Hoa Kỳ đưa tin ngày 02/4 rằng, Nga không có kế hoạch tăng lượng khai thác dầu, bất chấp thực tế là đến ngày 1 tháng 4 thỏa thuận hạn chế sản xuất dầu OPEC + đã hết hiệu lực.
Theo hãng tin Mỹ, quyết định này liên quan đến sự dư thừa nguồn cung trên thị trường, trong khi nhu cầu dầu trên thế giới giảm mạnh, lượng người mua ít ỏi còn lại không thể tiêu thụ một lượng dầu lớn như vậy.
Đến lượt mình, dẫn lời một quan chức Saudi Arabia, Tạp chí Mỹ “Thời báo Phố Wall” cho biết rằng, vương quốc Trung Đông đã tăng sản lượng lên mức kỷ lục 12 triệu thùng/ngày, nhưng không thể tìm thấy khách mua dầu và hiện buộc phải đổ đầy tàu chở dầu thô và ra khỏi cảng mà không có điểm đến.
Vương quốc Saudi Arabia đã giải thích điều này vì tình hình thế giới có đại dịch coronavirus (COVID-19) ở 200 quốc gia.
Bình luận về quyết định của Nga và Saudi Arabia, Bloomberg nhận định đây là những quyết định ôn hòa, bởi mỗi nước đều có những nguyên tắc và chính sách riêng của mình.
Bình luận về cuộc đấu đá giữa Nga với Saudi Arabia khiến thị trường dầu thế giới lao đao, nhà báo Al Araby đã có bài viết về hậu quả xấu của thỏa thuận OPEC+ hồi tháng 3.
Theo ông, Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman Al Saud, cũng chính là nhà lãnh đạo Aramco, công ty dầu khí lớn nhất Saudi, có giá trị vốn hóa lên đến 2.000 tỷ USD (cao gấp đôi Apple), sẽ là người đưa vương quốc vào cuộc đấu tay đôi tự sát với Nga và sẽ phải chịu tổn thất lớn.
Giới chuyên gia cho rằng, Saudi phụ thuộc vào dầu mỏ nhiều hơn Nga
Ai thắng trong cuộc chiến giá dầu Nga-Saudi?
Tác giả lưu ý rằng, sau khi các nước OPEC+ không đồng ý giảm sản lượng dầu hồi tháng trước, Saudi Arabia đã tăng sản lượng lên 13 triệu thùng/ngày và giảm giá vàng đen xuống 30 USD/thùng. Điều này gây khó khắn cho tất cả các nước xuất khẩu dầu mỏ trong và ngoài OPEC.
Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất sẽ là Moscow và Riyadh. Các chuyên gia đang so sánh tiềm lực của các nhà lãnh đạo thị trường - Nga và Saudi Arabia, bằng chỉ số sản lượng, trong bối cảnh đại dịch coronavirus (COVID-19) vẫn đang ngày càng lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
Ấn phẩm cho hay rằng, do thỏa thuận OPEC + thất bại, đồng rúp đã giảm và các công ty lớn nhất của Nga đang bị thua lỗ. Nhưng tác giả bài báo nhấn mạnh rằng, khác với 5 năm trước, chính quyền Moscow hiện nay ít phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu hơn Riyadh.
Tiền thu được từ việc bán dầu chiếm 2/3 doanh thu của vương quốc Saudi năm 2018, mặc dù thực tế là trong những năm gần đây, vàng đen đã mất giá đáng kể.
Tỷ lệ thuế trong thu nhập của Saudi Arabia trong 18 năm qua đã tăng từ 4,4% lên gần một phần ba và thặng dư ngân sách được thay thế bằng thâm hụt đạt 103% GDP trong năm 2015 và giảm xuống còn 33% vào năm 2018.
Do đó, tác giả lưu ý rằng, những tính toán của giới chuyên gia cho thấy, giá dầu giảm (chưa tới mức 20USD/thùng) nhưng đã khiến Saudi Arabia mất 400 triệu dollars mỗi ngày, tương đương khoảng 150 tỷ USD/năm.
Tác giả nói thêm rằng, Riyadh sẽ không cạnh tranh nổi với Nga do cơ cấu sản xuất. Ngoài ra, chính quyền không thể làm gì khi tài nguyên thiên nhiên vương quốc đang cạn kiệt. Tất cả điều này khiến dự trữ của đất nước bị lãng phí, mà kể từ năm 2014 đã giảm gần 250 tỷ dollars.
Nhà báo lưu ý rằng, động lực kinh tế Saudi Arabia là chi tiêu ngân sách nên thâm hụt ngân sách trong bối cảnh giá dầu giảm làm tăng đáng kể gánh nặng cho công dân của vương quốc và kéo theo các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Bài báo nhận định rằng, Saudi Arabia là một ví dụ điển hình về một quốc gia dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài, bất kể đó là sự kiện trong hay ngoài lĩnh vực kinh tế.
Ấn phẩm đưa ra dự đoán, nếu chính quyền Riyadh không ngồi lại và tìm cách giải quyết với Moscow, một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng sẽ xảy ra ở Saudi Arabia, điều này sẽ khiến nền kinh tế-xã hội của Vương quốc lâm vào khủng hoảng và không thể thực hiện các nghĩa vụ bên ngoài.
Huy Bình
Nguồn: Báo ĐẤT VIỆT