Các phi công có thể đang an tâm vì điều khiển máy bay đúng hướng nhưng thực chất máy bay đang bay theo hướng ngược lại dưới sự điều khiển âm thầm của không tặc, chuyên gia cho hay.

Theo Express, máy bay MH370 của hàng không Malaysia mất tích mà không để lại dấu tích gì trong suốt 5 năm qua và hiện vẫn là bí ẩn chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên, một giả thuyết gây sốc cho rằng máy móc chính là thủ phạm điều khiển máy bay.

Hàng không Malaysia MH370 mất tích hôm 8/3/2014 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh chở theo 239 người trên khoang. Cuộc điều tra chính thức kết luận rằng máy bay đã chấm dứt hành trình tại Ấn Độ dương dù điều này gây nhiều tranh cãi.

Trong chương trình phim tài liệu của kênh Channel 5 "Chuyến bay MH370", chuyên gia quản lý rủi ro Sally Leivesley giải thích về cách có thể khiến máy bay trở thành nạn nhân của một vụ khủng bố qua mạng.

42 1 Bi An Su Mat Tich Cua Mh370 Thong Tin Bat Ngo Ve Ly Do Khien May Bay Bien Mat Khong Dau Tich Va Su Quy Quyet Cua Thu Pham

Lý do khiến máy bay MH370 gặp nạn vẫn còn là bí ẩn

Giả thuyết này đã chỉ ra rằng mạng lưới máy tính chính của máy bay có thể bị truy cập và gây hại thông qua một điện thoại di dộng hay một USB có kết nối với hệ thống giải trí của máy bay.

Ông Sally Leivesley cho biết: "Cốt lõi của giả thuyết này nằm ở chỗ máy bay đã bị máy móc điều khiển chứ không phải con người.... Có thể các con chip được cài trong hệ thống điều khiển máy bay ở buồng lái và những con chip này có thể chứa các phần mềm độc hại. Phi công tưởng như vẫn vận hành máy bay đúng nhưng thực chất bên dưới lại có một hệ thống khác đang điều khiển máy bay".

Theo giả thuyết này, các phi công có thể vẫn đang an tâm vì điều khiển máy bay đúng hướng nhưng thực chất máy bay đang bay theo hướng ngược lại.

Chuyên gia an ninh hàng không Jim Termini cho biết trong bộ phim tài liệu rằng một vụ tấn công mạng thì không phải là điều gì đó không thể xảy ra.

"Vào thời điểm đó thì có vẻ như tấn công mạng là việc khó xảy ra nhất nhưng vẫn có khả năng, chủ yếu là vì chúng ta chưa từng chứng kiện sự việc tương tự", chuyên gia nhận định.

"Vào ngày trước hôm 9/11, chúng ta không thể tưởng tượng được rằng một máy bay có thể được sử dụng hiệu quả như một tên lửa tấn công vào New York và Washington nhưng thực sự điều đó đã xảy ra", chuyên gia cho biết thêm.

Ông Termini cho rằng ông nghĩ "khả năng cao" là có một kẻ không tặc máy bay và có nhiều cách khiến máy bay bị không tặc.

Theo đó, có thể có 4 cách khiến máy bay bị không tặc: một thành viên phi hành đoàn, một hành khách, một người đi lậu vé và một kẻ chiếm quyền kiểm soát thông qua hệ thống điện tử từ xa ở dưới đất.

Ông Leivesley chỉ ra rằng máy bay MH370 có thể đã bị kẻ tấn công đột nhập khi chưa cất cánh. "Chúng ta biết rằng các báo cáo của chính phủ Malaysia cho thấy các hoạt động của máy bay khi cất cánh nhưng giai đoạn ngay trước khi máy bay cất cánh chúng ta lại không hề biết. Chúng ta cần biết ai đã tiếp cận máy bay", chuyên gia nhận định.

"Khả năng cao là ai đó đã tiếp cận máy bay và cài USB hay dùng các cách khác để gây nên vụ tấn công mạng với MH370 khiến cho điểm đến của máy bay giờ vẫn là điều chưa được biết đến", chuyên gia nhận định.

Báo cáo gần đây của tờ The Atlantic chỉ ra rằng cơ trưởng của máy bay Zaharie Ahmad Shah phải chịu trách nhiệm về vụ máy bay mất tích. Theo đó, ông Shah được cho là đang mắc bệnh trầm cảm.

Một giả thuyết khác lại khẳng định 2 người đã lên máy bay bằng hộ chiếu giả và đây có thể là đối tượng gây nên vụ mất tích máy bay. Hai nhân vật này được cho là cố gắng nhập cư vào châu Âu.

 

Nguồn: Dân trí




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC