Những quan ngại ấy cũng xuất phát từ nhóm một số lãnh đạo ở phương Tây liên quan tới chiến tranh Ukraine, sau sự tiết lộ về cuộc điện đàm của ông Trump với Putin (điều mà Điện Kremlin phủ nhận) và tiếp đó là phản ứng từ chính quyền Zelensky.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey.
Trả lời phóng viên Sky News (Anh), Bộ trưởng Quốc phòng John Healey dứt khoát loại trừ những đồn đoán và lo ngại rằng Tổng thống Đắc cử Donald Trump sẽ khiến Mỹ rời khỏi NATO, liên minh quân sự hiện nay gồm có 30 quốc gia Châu Âu, cộng với Mỹ và Canada.
“Tôi không cho rằng Mỹ sẽ rời khỏi NATO,” ông Healey nói. “Họ ý thức được tầm quan trọng của liên minh, họ nhìn nhận tầm quan trọng của việc tránh các xung đột hơn nữa ở Châu Âu.”
“Nhưng mà, tôi là nói, và tôi đã thảo luận vài lần rồi, rằng các thành viên NATO ở Châu Âu cần phải tăng thêm gánh vác của mình,” ông nói thêm, và bình luận rằng ông Trump “là đúng khi thúc đẩy các nước Châu Âu đầu tư nhiều hơn cho một NATO tốt hơn.”
Ông Healey nhắc nhở rằng, trong nhiệm kỳ trước của mình (2017–2020), mặc dù ban đầu ông Trump cũng có những chỉ trích về NATO, nhưng cuối cùng chính quyền Trump từ đầu tới cuối vẫn làm việc với NATO, và không có lý do gì khiến ông ấy sẽ làm khác đi vào nhiệm kỳ tổng thống lần này.
“Nếu Trump đầu hàng Putin về vấn đề Ukraine thì Mỹ sẽ bị trục xuất khỏi NATO,” Tổng Thư ký Mark Rutte tuyên bố hôm Thứ Hai:
Theo The Washington Post báo cáo, dẫn nguồn tin giấu tên thân cận với Donald Trump, thì ông Trump đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào hôm Thứ Năm tuần trước, và trong cuộc gọi điện từ Mar-a-Lago này, ông Trump đã đề nghị Putin không leo thang chiến tranh. Đây được coi là một trong những nỗ lực đầu tiên của ông Trump thực hiện lời hứa chấm dứt chiến tranh Ukraine.
Tờ báo chỉ ra rằng, hiện nay Kiev vừa tổ chức đợt tấn công bằng drone lớn nhất kể từ đầu cuộc chiến vào sâu lãnh thổ Nga, chủ yếu nhắm vào thủ đô Moskva, và kiên quyết chiếm đóng phần lãnh thổ đã giành được tại tỉnh Kursk của Nga. Moskva nhiều lần nhấn mạnh rằng Nga sẽ không đàm phán nếu quân Kiev còn hiện diện trên lãnh thổ nước này.
Tờ báo cũng chỉ ra rằng hiện nay ông Zelensky đang nhiều lần kêu gọi thế giới phải chú ý đến việc quân đội Bắc Triều Tiên hiện diện tại Nga, thậm chí ông ấy nói rằng 10.000 quân Bắc Triều Tiên đã có mặt tại tỉnh Kursk của Nga mà có lẽ sẽ có thể được dùng để giành lại phần đất mà quân Kiev đang chiếm đóng tại Kursk.
Tờ báo cũng chỉ ra rằng, sau cuộc điện đàm của ông Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, có cả tỷ phú siêu giàu Elon Musk tham gia, ông Zelensky đã tỏ ra không hài lòng khi không được chia sẻ cụ thể phương án hòa bình Trump, và tuyên bố rằng việc ông Trump theo đuổi một phương án “nhanh chóng” có thể sẽ là “một sự thất bại.”
Trong khi đó, truyền thông Nga đưa tin rằng Điện Kremlin bác bỏ câu chuyện điện đàm giữa ông Trump và ông Putin vào hôm Thứ Năm:
“Đây là ví dụ rõ ràng nhất về chất lượng thông tin được xuất bản hiện nay, đôi khi ngay cả ở những cơ quan khá uy tín. Điều đó hoàn toàn sai sự thật. Đó hư cấu thuần túy. Đó thuần túy là thông tin sai sự thật,” người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời phóng viên về câu chuyện điện đàm giữa ông Trump và ông Putin được cho là diễn ra vào hôm Thứ Năm.
Tính đến cuối 2023,10 trong số 31 thành viên NATO tại Châu Âu đã đạt điều mà khối liên minh quân sự này đặt ra: 2% trở lên GDP dành cho quốc phòng.
Có dự đoán rằng đến cuối 2024, thì 23 trong số 32 thành viên (thêm Thụy Sỹ) sẽ đạt mức này. So sánh, thời điểm 2016 khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ lần 1, thì chỉ có 5 thành viên NATO tại Châu Âu có ngân sách quốc phòng 2% GDP trở lên, và vào thời điểm ông rời nhiệm sở vào 2020, con số đó là 9 thành viên.