Ngày 26/3, The Atlantic công bố toàn bộ ảnh chụp màn hình cho thấy nhóm chat gồm có các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ bàn về kế hoạch tấn công Yemen.
Theo Hãng tin AFP, những thông tin gây chấn động, bao gồm thời gian tấn công và loại máy bay được sử dụng, đều xuất hiện rõ ràng trong các ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện do tạp chí The Atlantic công bố.
Điều đáng chú ý là các quan chức đã thảo luận những vấn đề nhạy cảm như vậy trên ứng dụng nhắn tin thương mại Signal, thay vì sử dụng một nền tảng bảo mật của Chính phủ Mỹ.
Tạp chí The Atlantic những ngày qua chỉ công bố những nội dung khái quát của cuộc trò chuyện, nhưng giờ đây họ quyết định tiết lộ toàn bộ chi tiết sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump liên tục phủ nhận việc thông tin mật xuất hiện trong nhóm chat.
Nhà báo Jeffrey Goldberg - tổng biên tập tạp chí The Atlantic (Mỹ) - cho biết ông đã vô tình được mời vào nhóm chat mật có tên "Houthi PC small group" trên ứng dụng nhắn tin mã hóa Signal vào ngày 13-3. Không rõ vì lý do gì, số điện thoại của ông Goldberg đã được thêm vào nhóm này.
Vụ việc nhanh chóng trở thành một cú sốc về an ninh quốc gia.
Ban đầu tạp chí The Atlantic không công bố chi tiết cuộc trò chuyện, với lý do muốn tránh tiết lộ tài liệu và thông tin mật có thể gây nguy hiểm cho quân đội Mỹ.
Trong các ảnh chụp màn hình tin nhắn vừa được The Atlantic công bố ngày 26-3, có những đoạn cho thấy Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hegseth nêu rõ điều kiện thời tiết, thời gian tấn công và loại máy bay được sử dụng.
Tin nhắn được gửi đi chỉ nửa giờ trước khi những chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên của Mỹ cất cánh và hai giờ trước khi mục tiêu đầu tiên, được mô tả là "mục tiêu khủng bố", dự kiến sẽ bị ném bom.
Đây là những thông tin mà công chúng thường chỉ biết sau cuộc tấn công
Khi bị chất vấn, Hegseth không nhận lỗi mà có thái độ công kích cá nhân nhà báo Goldberg, gọi ông là "một nhà báo gian lận và mất uy tín".
Tuy nhiên, Goldberg đã nhanh chóng phản bác trên CNN rằng:
"Đó là lời nói dối. Ông ta đã đăng kế hoạch chiến tranh trong cuộc trò chuyện."
Mẫu thuẫn trong lập luận của Hegseth
Vụ bê bôi trở nên nghiêm trọng hơn khi người ta nhắc lại việc Hegseth từng dẫn đầu phong trào kêu gọi truy tố cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton về vụ bê bôi email.
Trong chiến dịch tranh cử 2016, ông đã hết lòng để buộc tội Clinton vì việc bà sử dụng email cá nhân để gửi thông tin mật, kêu gọi "Nhốt bà ta lại!". Tuy nhiên, nay chính ông lại đang bị cáo buộc về một sai lầm tương tự.
Hiện tại, thượng viện Mỹ đang tiến hành điều tra vụ việc.
Trong khi đó, những người chầm trán với phe MAGA trên các diễn đàn trực tuyến cũng đang chứng kiến những cuộc tranh luận gay gắt và những chiến lược "định hướng dư luận" từ phía nhóm này.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson dù thừa nhận đây có thể là "sai lầm khủng khiếp" nhưng "mọi người đã cố gắng làm tốt công việc, nhiệm vụ đã được hoàn thành một cách chính xác". Tuy nhiên, phe Dân chủ không cho là vậy. Lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ tại Thượng viện, ông Chuck Schumer, kêu gọi mở "cuộc điều tra toàn diện" về sự cố này.
"Tất cả các quan chức chính phủ trong chuỗi tin nhắn này hiện đã phạm tội, ngay cả khi vô tình, mà thông thường sẽ phải chịu án tù", thượng nghị sĩ Chris Coon, thành viên Ủy ban Kiểm soát ngân sách Lầu Năm Góc, chỉ trích.
"Nếu một người lính đánh mất một vật dụng nhạy cảm, làm mất kính nhìn ban đêm, làm mất vũ khí, chắc chắn rằng người lính đó phải chịu trách nhiệm.
Các tiêu chuẩn tương tự và bình đẳng phải được áp dụng cho các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao", người phát ngôn Lầu Năm Góc Sean Parnell nói và cho biết họ đang tiến hành điều tra vụ việc.
Phạm Hương - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC
TIN TỨC: THỜI SỰ THẾ GIỚI
-
Trump và làn sóng "thu hồi quyết định" đầy bẽ bàng: Áp lực từ công chúng buộc phải thay đổi chính sách 21/03/2025
-
Người dân Ukraine: 'Thà có chiến tranh, còn hơn có nền hòa bình đáng xấu hổ' 01/03/2025
-
Ba con bài chiến lược của Zelensky mà Trump không thấy hoặc cố tình bỏ qua 02/03/2025
-
Đàm phán giữa Ukraine và Mỹ tại Ả Rập Xê Út kết thúc: Những kết quả quan trọng đầu tiên 11/03/2025