Quá trình tách tế bào bạch cầu T cho John được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Wales ở Cardiff ngày 11/1, sau đó chuyển phát nhanh đến Amsterdam, Hà Lan, đông lạnh trong nitơ lỏng và đến một phòng thí nghiệm ở California, Mỹ. Ở đó, tế bào T được chỉnh sửa về mặt di truyền thành “tế bào T thụ thể kháng nguyên chimeric” còn gọi là tế bào CAR-T.
Dự kiến tháng 12 các tế bào CAR-T sẽ được đưa trở lại vào cơ thể John để tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư.
John bị ung thư hạch bạch huyết, đã hóa trị được vài năm nhưng chưa khỏi bệnh. Đây là bệnh nhân đầu tiên ở Wales điều trị bằng phương pháp này, kể từ khi Ủy ban Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (NHS) cấp phép năm 2018.
John Davies chuẩn bị tâm lý cho trường hợp xấu nhất không chữa khỏi ung thư nhưng vẫn hy vọng kết quả khả quan. Ảnh: BBC.
Trước đó thử nghiệm lâm sàng trên 130 bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối ở Anh, kết quả sau 15 tháng có 40% người không còn tế bào ung thư trong cơ thể.
Bác sĩ Keith Wilson, Giám đốc lâm sàng của Chương trình cấy ghép máu và tủy phía Nam xứ Wales, cho biết: “Đây là liệu pháp được cá nhân hóa tốt nhất, bởi thiết kế riêng cho từng bệnh nhân”.
Chi phí của phương pháp điều trị này khá cao. Ở Anh, liệu pháp CAR-T đang được tài trợ bởi Quỹ thuốc điều trị ung thư.
John chia sẻ: “Tôi là một người tiên phong. Phương pháp này có thể không hiệu quả với tôi, tôi luôn sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất nhưng vẫn hy vọng về kết quả tốt và có thể giúp những người sau mình”.
Nguồn: VnExpress