Câu chuyện bắt đầu vào ngày 6/4/2006, khi cô bé Katherine Commale mới 7 tuổi. Sau khi xem một bộ phim tài liệu Châu Phi kể câu chuyện về căn bệnh sốt rét ở châu Phi giết chết hơn 800.000 trẻ em châu Phi mỗi năm, trung bình cứ sau 30 giây, một đứa trẻ bị giết bởi sốt rét, Katherine bắt đầu đếm số bằng tay 1, 2, 3, 4… 30. Cô bé hoảng sợ hét lên với mẹ:
– Mẹ ơi, có một bạn nhỏ ở Châu Phi đã chết rồi. Không được. Chúng ta nhất định phải làm gì đó!
Cô bé Commalle Katherine có một trái tim vô cùng lương thiện và trong sáng.
Để trợ giúp con gái, người mẹ vội vàng lên mạng tìm kiếm thông tin liên quan đến căn bệnh này. Sau đó, bà buồn bã nói với Katherine:
– Bệnh sốt rét rất đáng sợ. Trẻ em nếu bị sốt rét rất dễ mất mạng.
Cô bé tiếp tục hỏi:
– Vì sao trẻ em lại bị sốt rét ạ?
– Sốt rét truyền nhiễm qua muỗi. Ở châu Phi có quá nhiều muỗi.
– Vậy thì phải làm sao ạ?
– Có một loại mùng (màn) được ngâm qua thuốc diệt muỗi, có nó sẽ có thể bảo vệ chúng ta khỏi bị muỗi đốt.
– Vậy vì sao họ lại không sử dùng mùng ạ?”
– Bởi vì loại mùng này quá đắt đối với họ. Họ không thể mua nổi.
“Không được, chúng ta cần phải làm gì đó!”. (Ảnh: YouTube)
Lúc này, khuôn mặt Catherine đã trở nên đăm chiêu. Cô bé lẩm nhẩm: “Không được, chúng ta cần phải làm gì đó!”
Vài ngày sau, mẹ Katherine bất ngờ nhận được điện thoại của cô giáo ở trường, nói rằng cô bé không đóng tiền ăn bữa phụ. Khi được mẹ hỏi, cô bé ngây thơ đáp:
– Mẹ ơi, nếu con không ăn bữa phụ ở trường, bình thường con cũng không ăn vặt, không mua búp bê nữa, vậy thì có đủ để mua một chiếc mùng không ạ?
Thấy con gái rất quan tâm đến các trẻ em bị sốt rét ở Châu Phi, người mẹ đã đưa em đến siêu thị mua một chiếc mùng chống muỗi có thể sử dụng cho 4 trẻ em với giá 10 đô la. Rất nhanh sau đó, Katherine đã tự tay gửi chiếc mùng cho “Nothing But Nets”– tổ chức chuyên gửi mùng đến châu Phi cho trẻ em.
Một tuần sau, Katherine nhận được thư cảm ơn từ tổ chức Nothing But Nets. Lá thư cho biết cô bé là người quyên góp nhỏ tuổi nhất và nếu Katherine quyên góp 10 chiếc mùng thì sẽ được giấy chứng nhận.
Mặc dù không quan tâm đến giấy chứng nhận nhưng Katherine rất muốn gửi nhiều mùng hơn nữa đến Châu Phi. Cô bé yêu cầu mẹ đi cùng ra chợ bán đồ cũ để bán các loại sách, đồ chơi, quần áo cũ của cô bé, lấy tiền quyên góp mùng.
Trái tim lương thiện và tấm lòng nhân ái của Katherin đã làm nên điều vĩ đại. (Ảnh dẫn qua: gtgoodtimes.com)
Thế nhưng bán cả một ngày mà không ai mua. Katherine bèn nghĩ: “Mình quyên tiền mua mùng, tổ chức Nothing But Nets cho mình giấy chứng nhận. Vậy người khác mua đồ và đưa tiền cho mình cũng là đang quyên góp mùng. Vậy nên, họ cũng phải nhận được giấy chứng nhận mới đúng.”
Nghĩ là làm, Katherine bắt đầu tự làm giấy chứng nhận. Cả nhà đều hào hứng giúp đỡ cho kế hoạch của cô bé: Mẹ giúp mua vật liệu, bố giúp sắp xếp phòng làm việc, còn cậu em trai thì giúp vẽ trái tim. Mỗi tờ giấy chứng nhận đều có dòng chữ “Nhân danh bạn, chúng ta sẽ mua một chiếc mùng để gửi đến châu Phi” do chính Katherine viết tay. Đương nhiên còn có cả chữ ký chứng nhận của cô bé.
Katherine hào hứng bắt đầu tự làm giấy chứng nhận. (Ảnh dẫn qua: ml.bldaily.com)
Sau vài tuần bán hàng, khuôn mặt của Katherine đã rám nắng. Nhưng cô bé vẫn không mệt mỏi nói với mọi người qua đường về sự nguy hiểm của bệnh sốt rét ở châu Phi. Tuy nhiên, đa số mọi người không hiểu ý định của Katherine. Một số chỉ mua một ít đồ lặt vặt giá rẻ để an ủi cô bé.
Độ che phủ của màn chống muỗi đã tăng từ 2% năm 2000 lên 53%, cứu sống hàng triệu trẻ em châu Phi khỏi căn bệnh sốt rét. (Ảnh dẫn qua: zazhi.qunba.com)
Cuối cùng, sau bao nỗ lực, Katherine cũng có đủ tiền để mua 10 cái mùng. Tuy nhiên cô bé vẫn muốn giúp nhiều người hơn thế. Cô bé 7 tuổi bắt đầu nghiêm túc viết những bức thư gửi đến Bill Gates và Forbes:
Ông Bill Gates thân mến: Không có màn chống muỗi, trẻ em châu Phi sẽ chết vì sốt rét…
Thật kỳ diệu, vào ngày 5 tháng 11 năm 2007, một bản tin được phát trên tivi: Quỹ từ thiện của Bill Gates đã quyên tặng 3 triệu đô la (gần 70 tỷ đồng) cho “Chương trình màn chống muỗi”.
Cũng trong năm này, David Beckham tham gia quay phim ủng hộ việc tặng màn chống muỗi. Sau đó, Katherine đã viết một bức thư khen ngợi Beckham kèm theo “Giấy chứng nhận”. Beckham ngay lập tức trả lời, và hào hứng đăng “Giấy chứng nhận” lên trang web cá nhân của mình. Điều này khiến rất nhiều người hâm mộ chú ý và lan truyền. Sau đó, nhiều người đã hào phóng quyên góp.
Năm 18 tuổi, Katherine đã giành giải thưởng Đại sứ từ thiện toàn cầu.
Vì những nỗ lực của mình, cô bé 7 tuổi Katherine đã được Quỹ Liên Hợp Quốc bổ nhiệm làm người phát ngôn cho chiến dịch màn chống muỗi ở châu Phi. Tổng thống Bush cũng mời cô bé đến Nhà Trắng để tham gia Ngày chống sốt rét quốc gia đầu tiên…
“Chương trình màn chống muỗi” đã được lan truyền đến khắp các ngôi làng lớn nhỏ ở châu Phi. Độ che phủ của màn chống muỗi đã tăng từ 2% năm 2000 lên 53%, cứu sống hàng triệu trẻ em châu Phi khỏi căn bệnh sốt rét. Năm 18 tuổi, Katherine đã giành giải thưởng Đại sứ từ thiện toàn cầu.
***
Câu chuyện của cô bé 7 tuổi Katherine Commale khiến tôi nhớ đến lời một bài thơ cổ, rằng:
“Hương các loài hoa thơm,
Không bay ngược chiều gió.
Hương người đức hạnh đó,
Ngược gió khắp muôn phương”.
Có lẽ, dù phương Đông hay phương Tây, màu da, văn hoá, quan niệm có thể khác nhau, nhưng điều mà bản nguyên sinh mệnh mỗi con người hằng tìm kiếm đều giống nhau.
Dù được sinh ra trong gia đình quý tộc, hay lớn lên trong cảnh bần hàn, khi làm bất cứ việc gì, dù là nhỏ nhất, đều phải trung thực, xem xét đến lợi ích của người khác … Bởi chỉ những điều chân chính, chân thành mới có thể động tới tâm can con người. Đó là một phần ‘Chân’.
Dù là người có địa vị xã hội, hay là một người bình thường “không được ai biết đến”, khi làm việc gì, dù là nhỏ nhất, đều nên nghĩ cho người khác, xem mình có thể giúp đỡ được gì cho họ hay không… Bởi những gì xuất phát từ trái tim mới đến được với trái tim. Đó là một phần của ‘Thiện’.
Dù là giáo sư, tiến sĩ, hay là một đứa trẻ “còn chưa hiểu sự đời”, khi làm bất cứ việc gì, dù là nhỏ nhất, đều cần kiên trì, dụng tâm làm cho tới cùng, cho trọn vẹn hết mức có thể. Bởi những ai chân thành và chăm chỉ, chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng. Đó là một phần của “Nhẫn”.
Cô bé Katherine Commale không phải là một người đặc biệt gì. Em chỉ được sinh ra trong một gia đình bình dân ở Tennessee, Mỹ. Nhưng mà, bởi vì trái tim em vô cùng lương thiện, những điều em làm là rất chân chính, nên bằng lòng kiên nhẫn, bền bỉ của mình, em đã làm nên điều vĩ đại, khiến cả thế giới ngưỡng mộ
Nguồn: DKN/ discoverygirls.com