Nếu là người yêu mến đất nước Hàn Quốc và Nhật Bản, bạn sẽ nhận ra một điểm khá tương đồng trong văn hoá của hai quốc gia xinh đẹp này, đó chính là “cởi giày” trước khi vào nhà. Nhìn qua thì có vẻ bình thường nhưng ẩn chứa đằng sau đó những lý do rất đặc biệt có thể sẽ khiến bạn bất ngờ.

Văn hoá cởi giày trước khi vào nhà của người Hàn Quốc bắt nguồn từ truyền thống lâu đời ngủ ở sàn nhà.

42 1 Coi Giay Truoc Khi Vao Nha Khi Hanh Dong Nho Duoc Nang Thanh Van Hoa O Han Quoc Va Nhat Ban

Do đặc điểm khí hậu, mùa đông ở Hàn Quốc rất khắc nghiệt và lạnh giá nên các ngôi nhà của người Hàn thường có lối thiết kế nhà với trần thấp và sàn nhà được lắp đặt hệ thống sưởi để giữ ấm cho cơ thể.

Hệ thống sưởi ngay dưới sàn nhà nhằm giúp người nằm trực tiếp trên sàn luôn cảm thấy ấm áp. Không những thế, đối với các gia đình Hàn Quốc, sàn nhà còn là nơi diễn ra các sinh hoạt thường ngày như: ngủ, nghỉ, ăn uống, vui chơi, trò chuyện, đọc sách,…Vì vậy, các đồ dùng sinh hoạt trong nhà cũng được thiết kế với kích thước thấp để phù hợp với thói quen sinh hoạt trên sàn nhà.

42 2 Coi Giay Truoc Khi Vao Nha Khi Hanh Dong Nho Duoc Nang Thanh Van Hoa O Han Quoc Va Nhat BanNghi lễ chào hỏi của người Hàn (Ảnh: Phillipineairlines)

Văn hoá lễ nghi truyền thống của người Hàn luôn yêu cầu phải thực hiện các động tác quỳ lạy, cúi mặt sát xuống sàn vì vậy sàn nhà còn được xem là một không gian văn hoá đặc biệt và họ luôn chú ý lau sàn thường xuyên để giữ cho sàn nhà được sạch sẽ. Và nếu bạn là một vị khách thì cởi giày trước khi vào nhà cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng đối với chủ nhà.

Nếu người Hàn sử dụng thiết bị sưởi dưới sàn thì người Nhật lại trải chiếu tatami (1 loại chiếu rơm) trên sàn để giữ ấm cho ngôi nhà. Và người Nhật cũng có thói quen cởi giày trước khi vào nhà, ở trong nhà thường có dép đi riêng.

42 3 Coi Giay Truoc Khi Vao Nha Khi Hanh Dong Nho Duoc Nang Thanh Van Hoa O Han Quoc Va Nhat BanKhung cảnh một gia đình ở Nhật (Ảnh: Pinterest)

Ở Nhật Bản không chỉ ở nhà mới phải cởi giày mà ở trường học, từ cấp tiểu học cho đến trung học, các em đều phải bỏ giày mang từ nhà ra và đeo đôi giày được mua chung ở trường. Điều này nhằm giúp các em hiểu rằng, trong trường dù cho hoàn cảnh gia đình như thế nào thì mọi người đều bình đẳng, đồng phục và giày giống nhau.

Những nơi công cộng ở Nhật Bản như trung tâm xã hội, chùa chiền, nhà vệ sinh, bệnh viện, quán ăn v.v… bạn cũng phải tháo giày ra. Và đặc biệt nếu bạn đi tham quan chùa chiền, bạn sẽ thấy một tấm bảng ghi “cấm đi chân đất” vì nếu muốn vào những nơi thờ Phật để xem thì nhất định phải cởi giày và không được đi chân đất.

Giờ thì bạn đã biết ý nghĩa thật sự của việc “cởi giày” khi vào nhà ở hai quốc gia giàu văn hoá truyền thống này rồi chứ? Có những điều tưởng chừng như rất đơn giản nhưng những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đằng sau đó sẽ luôn khiến chúng ta phải suy ngẫm.

 

Nguồn: Tâm Liên

DKN.tv




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC