Đơn kiến nghị nên trên, được đăng tải trên nền tảng Change.org (trụ sở Mỹ), khẳng định ông Ghebreyesus không phù hợp với vai trò nêu trên và sự lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch COVID-19 một phần đến từ sự đánh giá thấp tình hình của ông.
"Nhiều người cực kỳ thất vọng. Chúng ta tin WHO trung lập chính trị" – đơn kiến nghị nói, đồng thời khẳng định ông Ghebreyesus tin số liệu của Trung Quốc "mà không tiến hành bất cứ cuộc điều tra nào".
Trước đó, vào ngày 2/4, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Taro Aso cho biết đơn kiến nghị nêu trên xuất hiện giữa lúc nhiều người lo ngại WHO đã đổi tên thành "Tổ chức Y tế Trung Quốc".
Ông Ghebreyesus đến giờ vẫn chưa bình luận về đơn kiến nghị này. Trước đó, ông đã bị chỉ trích vì sự chậm trễ trong việc tuyên bố COVID-19 là đại dịch.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters
"Trừ khi chúng ta nghĩ COVID-19 không còn kiểm soát được, tại sao… chúng ta lại gọi nó là đại dịch…Sử dụng từ đại dịch không phù hợp với thực tế có thể gây ra cảm giác lo sợ. Bây giờ không phải lúc chúng ta tập trung vào từ ngữ. Nó sẽ không ngăn chặn được ca nhiễm hoặc cứu được mạng sống nào hôm nay. Đây là lúc để tất cả các quốc gia, cộng đồng, gia đình và từng cá nhân tập trung vào công tác chuẩn bị ứng phó dịch bệnh", ông Ghebreyesus khẳng định vào đầu tháng 3, một tuần trước khi ông tuyên bố COVID-19 là đại dịch.
Kể từ khi bùng phát tại Trung Quốc hồi tháng 12/2019, COVID-19 đã lây lan sang 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 1,2 triệu người bị nhiễm và hơn 64.700 người thiệt mạng, tính đến thời điểm 8 giờ 30 phút (giờ Việt Nam) ngày 5/4, theo trang thống kê Worldometers.
Mỹ, Tây Ban Nha, Ý và Pháp là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với số ca nhiễm-tử vong lần lượt là 311.357-8.452, 126.168-11.947, 124.632-15.362 và 89.953-7.5630.
Theo Người lao động