Việc chính quyền Trung Quốc đổi ý trong thỏa thuận thương mại với Mỹ đã khiến cho hình thế chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có sự chuyển biến ngược. Một mặt, Trung Quốc để cho Đài truyền hình Trung ương (CCTV) phát sóng 7 bộ phim “chống Mỹ”, một mặt lại hiệu triệu nội bộ đảng học “Tuyển tập Mao”, và gần đây lại nói về “Vạn lý trường chinh mới”. Nhiều người châm chọc rằng, “Những thứ này là vũ khí sắc bén để đối phó với chiến tranh thương mại chăng?”

Mới đây, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm tỉnh Giang Tây, dâng hoa trước đài tưởng niệm cuộc Vạn lý trường chinh của Hồng quân, đồng thời nói “hiện nay là cuộc trường chinh mới”, kêu gọi người dân “xuất phát lại”. Dư luận cho rằng, lần này, ông Tập Cận Bình tiếp tục nói đến “cuộc trường chinh mới”, là vì muốn thông báo đến quảng đại quần chúng Trung Quốc cần chuẩn bị tốt cho cuộc chiến thương mại kéo dài.

42 1 Cu Dan Mang Che Gieu Vu Khi Sac Ben Cua Trung Quoc Trong Chien Tranh Thuong Mai

Có thông tin nói, trước đó không lâu, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã yêu cầu nội bộ học tập “Tuyển tập Mao”, để “ứng phó tốt hơn nữa với hình thế mới trong quan hệ Mỹ – Trung.

Sau khi chiến tranh thương mại leo thang, từ ngày 16 – 21/5, ĐCSTQ cũng bố trí để kênh phim truyện CCTV6 phát liên tục 6 ngày 6 bộ phim “chống Mỹ viện trợ Triều Tiên” như “Anh hùng Nữ nhi”, “Thượng Cam Lĩnh”, v.v. Sau khi tạm dừng vào ngày 22, ngày 23/5, CCTV6 tiếp tục chiếu bộ phim “chống Mỹ viện trợ Triều Tiên có tên “Phong Hỏa Liệt Xa”.

Ông Kỷ Thạc Minh – Nhà báo lâu năm tại Hồng Kông phân tích trong một chương trình bình luận thời sự của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ cho biết, điều này cho thấy ĐCSTQ lại muốn phát động quần chúng, dùng triết học đấu tranh để duy hộ chính quyền của mình. “Sự thống trị của ĐCSTQ có hai đặc điểm, chính là khi tình hình thuận lợi thì quyền lực của người chấp chính bành trướng; khi gặp nghịch cảnh thì nghĩ đến quần chúng, thông qua phát động quần chúng để thực hiện chiến tranh nhân dân.”

Ông Kỷ Thạc Minh cho biết thêm: “Thời Cách mạng Văn hóa họ dùng quần chúng để lật đổ những ai đối lập với họ; sau cải cách mở cửa lại gặp phải cuộc đọ sức với phương Tây, thì họ phát động kháng Nhật chống Mỹ, phát động quần chúng xuống đường. Hiện tại lại đối diện với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, hội nghị Bộ Chính trị gần đây đề xuất hai đợt giáo dục đối với hơn 80 triệu đảng viên để không quên ý định ban đầu và ghi nhớ sứ mệnh ĐCSTQ; hiện tại là phát động quần chúng chống Mỹ, hơn nữa còn mang chút ý vị chỉnh đốn.”

Ông Vương Quân Đào, Chủ tịch đảng Dân chủ Trung Quốc (đảng phái dưới quản lý của ĐCSTQ) cũng nhận định, ĐCSTQ muốn thể hiện tư thế cứng rắn và lấy yếu thắng mạnh trong chiến tranh thương mại. Đối nội thì cần động viên dân ý để thực hiện.

“Vạn lý trường chinh chính là chạy trốn, và cuộc trường chinh mới vẫn là chạy trốn”

ĐCSTQ đưa ra cách nói về “Vạn lý trường chinh mới” cũng đã khiến cho nhiều người chế nhạo và châm biếm. Cái gọi là “Vạn lý trường chinh” của Hồng quân từ lâu đã bị nhiều nhà lịch sử học vạch trần thực tế là “chạy nạn”. Năm đó (năm 1934), khu Xô Viết Giang Tây của ĐCSTQ bị vây kích lần thứ 5 bởi gần 1 triệu binh lính của quân Quốc dân đảng, Hồng quân ĐCSTQ chống cự thất bại mới bắt đầu rời căn cứ địa Thụy Kim, Ngạc Đô tại Giang Tây đi nơi khác lánh nạn.

Năm 2016, truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng từng đăng bài viết thừa nhận, Hồng quân sau khi bị quân đội Quốc dân đảng nhiều lần vây quét đã bị thiệt hại nghiêm trọng, sau khi đột phá vòng vây thì không biết có thể dừng chân ở đâu, khi chuẩn bị chạy trốn về phía Liên Xô thì đột nhiên phát hiện Khu Xô Viết Thiểm Bắc có thể dung thân, nên đã đến đó.

Không ít cư dân mạng hiểu được chân tướng cuộc “Vạn lý trường chinh” của Hồng quân đã chỉ ra: “Vạn lý trường chinh, thực ra chính là cuộc chạy trốn. Cuộc trường chinh mới, hiển nhiên cũng chính là tiếp tục chạy trốn.”

Còn có cư dân mạng nói: “Vạn lý trường chinh của Hồng quân không phải là ĐCSTQ chạy trốn sao? Xuất phát 300 nghìn người (trước cuộc vây quét lần thứ 5 của quân Quốc dân đảng), may mắn sống sót 30 nghìn người. Cuộc trường chinh mới dự tính có bao nhiêu người tử vong? Và chuẩn bị đưa lãnh đạo Trung Quốc chạy trốn đến vùng núi hẻo lánh nào đây?”

Cũng có người nói, “ĐCSTQ một lần nữa bị mất căn cứ địa rồi! Kinh tế, chính là căn cứ địa hiện nay của ĐCSTQ! Tập Cận Bình nói thẳng cuộc trường chinh mới, tiếp tục xuất phát! Chính là Tập thừa nhận một lần nữa bị đánh phải chạy trốn! Tuy nhiên lần này, ĐCSTQ sẽ không có khả năng gặp may! Bởi vì không có người như Trương Quốc Đào (một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc) có thể lừa gạt lợi dụng nữa!”

Người đáng quý nhất trở thành người đáng thương nhất

Sau khi chiến tranh thương mại leo thang, từ ngày 16 – 23/5, ĐCSTQ bố trí kênh CCTV6 phát sóng liên tiếp 7 bộ phim tài liệu có chủ đề chống Mỹ viện trợ Triều Tiên như “Anh hùng Nữ nhi”, “Thượng Cam Lĩnh”, v.v. (ngày 22 tạm dừng không phát).

Mặc dù ĐCSTQ cao giọng tán dương tinh thần “chống Mỹ viện trợ Triều Tiên”, nhưng điều đáng mỉa mai là, ĐCSTQ đối đãi với nhân vật được gọi là anh hùng trong “chống Mỹ viện trợ Triều Tiên” với một thái độ khác.

Hôm 23/5, Cao Du – một nhà báo lâu năm tại Trung Quốc có chia sẻ một đoạn thông tin trên Twitter tiết lộ, nguyên mẫu của anh hùng đại đội Trương Trung Phát trong bộ phim tài liệu “Thượng Cam Lĩnh”, cũng chính là Tiểu Hổ Tử trong tác phẩm “Người đáng mến nhất” của tác gia Ngụy Nguy (Wei Wei), là anh hùng chiến đấu Trương Lập Xuân từng 8 lần lập đại công, nhưng cuối đời lại phải sống trong cảnh bi thảm.

Ông Cao Du viết, năm 2005 (sau 50 năm), Ngụy Nguy có cơ hội gặp lại Tiểu Hổ (khi đó đã 81 tuổi), thì mới hiểu ra: Tiểu Hổ từng bị lãnh đạo mưu hại và ngồi tù 5 năm, hai vợ chồng đều mất việc làm, con gái nhỏ bị chết đói, hai người con trai đều bị đuổi việc, ông phải làm thợ sửa giày ven đường 30 năm để nuôi sống gia đình qua ngày.

Cư dân mạng bình luận: “Người đáng mến nhất trở thành người đáng thương nhất!”Cũng có bình luận nói: “Những binh lính tầng thấp nhất tham gia chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh với Ấn Độ, chiến tranh với Việt Nam, về cơ bản đều chán nản vì khốn khó, già cả không có chỗ dựa. ĐCSTQ coi họ là giẻ lau, dùng xong rồi vứt!”

Cư dân mạng mỉa mai “vũ khí sắc bén chống Mỹ” của ĐCSTQ

Hơn nửa tháng qua, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung trở nên gay gắt hơn, ĐCSTQ lật đổ cam kết trong thỏa thuận thương mại, khiến Tổng thống Mỹ nâng mức thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ. Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra biện pháp phản chế. Ngay sau đó, Mỹ đã liệt Huawei và 68 doanh nghiệp liên quan vào danh sách quản chế, Huawei đối mặt với nguy cơ bị “cắt đứt đường sống”.

Về phía ĐCSTQ, một mặt là lãnh đạo tối cao hiệu triệu “cuộc trường chinh mới”, dùng đến “Tuyển tập Mao” cách đây nhiều thập kỷ, một mặt dùng phim tài liệu chống Mỹ của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc để dẫn hướng dư luận và tẩy não người dân. Ngoại giới đặt ra vấn đề, “Đây có phải là vũ khí sắc bén để ĐCSTQ đánh thắng Mỹ trong cuộc chiến thương mại không?” Cũng có người mỉa mai, những hành động này chính là một loại “quyền lực mềm” khác của ĐCSTQ.

Học giả Hạ Giang Binh tại Trung Quốc chia sẻ trên Twitter cho biết: “Xem ra tôi đã sai, trong chiến tranh thương mại, tôi vẫn luôn nói bất cứ trả đũa nào của Trung Quốc nhắm vào Mỹ đều là Trung Quốc tự đánh mình, không có chiêu nào, nhưng kết quả Trung Quốc có 3 chiêu: (1) Học tập di huấn (Tuyển tập Mao); (2) Phim chống Mỹ; (3) Triệu hồi quốc bảo Gấu trúc lớn (đưa hai con gấu trúc ở trong vườn thú ở San Diego ở California về Trung Quốc). Ai có thể nói cho tôi, những thứ này có quan hệ gì với chiến tranh thương mại.

Trí Đạt




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC