Ô nhiễm luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Nhiều người nghĩ rằng Trung Quốc sẽ là một trong những đất nước có số lượng thành phố ô nhiễm nằm trong top của thế giới, nhưng không, Ấn Độ lại là cái tên được xuất hiện nhiều nhất trong “bảng xếp hạng” này.
Cùng khám phá những cái tên mà những người ưa sạch sẽ sẽ không dám đặt chân đến dù chỉ một lần.
1. Đứng đầu danh sách là Delhi, Ấn Độ với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra bởi khí thải từ phương tiện giao thông, ước tính có tới 8,5 triệu phương tiện đang hoạt động tại đây.
2. Dù là trung tâm buôn bán và xuất khẩu nông sản nhưng Patna, thành phố lớn thứ 2 miền Đông Ấn Độ vẫn đứng thứ nhì về mức độ ô nhiễm.
3. Top 3 trong danh sách là Gwalior, một trong những thành phố lớn nhất Trung Ấn và bị bao quanh bởi 3 trung tâm công nghiệp và thương mại.
4. Thành phố Raipur xếp thứ 4 trong danh sách ô nhiễm, trung tâm sản xuất than đá, nhôm và thép lớn nhất Ấn Độ.
5. Ô nhiễm không khí và sự thiếu hụt trầm trọng các công trình xử lý nước thải là hai nguyên nhân chính khiến cho Karachi, Pakistan đứng thứ 5 trong danh sách đen.
6. Có rất nhiều nguyên nhân để Peshawar, Pakistan lọt vào bảng xếp hạng khủng khiếp này, từ khí thải của xe cộ, nhà máy, lò gạch cho tới tình trạng đốt rác thải thường xuyên hay việc sử dụng xe cũ kém chất lượng.
7. Pakistan là quốc gia thứ hai sau Ấn Độ có số lượng lớn các thành phố lọt vào danh sách đen này. Khí thải xe cộ và chất thải từ các nhà máy dệt may đã khiến Rawalpindi xếp hạng thứ 7.
8. Cái tên số 8 được nhắc đến là Khorramabad, Iran.
Vào năm 2012, tại Iran có tới hơn 80 nghìn người qua đời do các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường.
9. Ấn Độ quay trở lại danh sách cùng thành phố Ahmedabad, với tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng gây ra bởi việc xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở.
10. Thủ đô Lucknow của bang Uttar Pradesh, Ấn Độ là cái tên số 10 được nhắc đến với tình trạng thiếu hụt cơ sở hạ tầng giao thông, trái ngược với số lượng xe cộ vẫn luôn tăng lên từng ngày.
Phạm Linh