Trung Quốc không theo đuổi lãnh thổ Philipines, và không yêu cầu bất cứ điều gì để đối lấy vũ khí và viện trợ đã trao cho Philippines, ông Duterte nói trong một bài phát biểu tại Manila vào cuối ngày thứ Ba (2/4).
“Bạn biết đấy, Trung Quốc đỏ hay Cộng sản Trung Quốc chỉ muốn làm bạn với chúng tôi” (Nguyên văn: “You know, Red China or Communist China just wants to be friends with us”), ông Duterte nói, Straits Times trích lời.
Ông Duterte nói thêm rằng sẽ không đối đầu với Trung Quốc về các yêu sách cạnh tranh lãnh thổ của hai nước trên Biển Đông vì điều đó sẽ dẫn đến chiến tranh.
Tổng thống Philippines President Rodrigo Duterte. (Ảnh: Business Insider)
Chính quyền Maduro tước “quyền miễn trừ” của Guaido
Chính quyền Maduro đã tước “quyền miễn trừ” của Juan Guaido, mở đường cho khả năng truy tố và bắt giữ lãnh đạo đối lập, viện cớ vi phạm hiến pháp khi ông Guaio tuyên bố mình là Tổng thống lâm thời.
Hiến pháp Venezuela quy định, “quyền miễn trừ” áp dụng đối với các cho các quan chức được bầu chọn, và để rút lại quyền này – nhà lập pháp bị buộc tội phải được xét xử sơ bộ trước Tòa án Tối cao, và phải được Quốc hội phê chuẩn. Tuy nhiên, những bước này đã không được thực hiện trong trường hợp của Guaido. Xã hội Venezuela đang trong tình trạng bất ổn ngày càng sâu sắc, và mới rơi vào tình cảnh mất điện gần một tháng, theo AP.
Sau nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Maduro (2013-2019), quốc gia từng thịnh vượng nhất Nam Mỹ đã trở nên nghèo đói nhanh chóng, siêu lạm phát dự kiến lên tới 10 triệu % trong năm nay, theo cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Ngày 2/4/2019, hàng ngàn người Venezuela băng qua những thùng container mà chính quyền Maduro thiết lập để tới Colombia (Ảnh: Reuters)
Năm 2015, Quốc hội mới được thành lập do phe đối lập chiếm đa số và bắt đầu làn sóng kêu gọi Maduro từ chức vào năm 2016. Đáp lại, Maduro hành động nhằm phế bỏ Quốc hội do nhân dân bầu cử, thành lập Quốc hội lập hiến Venezuela năm 2017, trong đó đa số là những người ủng hộ ông, theo BBC.
Venezuela tồn tại 2 cơ quan lập pháp: Quốc hội dân bầu, với phe đối lập chiếm đa số; và Quốc hội lập hiến do Maduro thành lập. Tháng 12/2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khẳng định Venezuela đã rơi vào chế độ độc tài dưới sự cầm quyền của Tổng thống Maduro.
Tàu Hàn Quốc bị bắt giữ với cáo buộc cung cấp dầu bất hợp pháp cho Triều Tiên
Một tàu Hàn Quốc đang bị giữ tại một cảng nội địa vì nghi ngờ rằng họ cung cấp dầu bất hợp pháp cho Triều Tiên đang bị áp những chế tài trừng phạt nặng nề, các quan chức Seoul nói hôm thứ Tư, AP đưa tin.
Một quan chức cơ quan bảo vệ bờ biển Hàn Quốc cho biết hôm thứ Tư, con tàu P-PIONEER trọng tải 5.160 tấn, đã bị chặn lại không cho rời cảng Busan kể từ tháng 10, vì những cáo buộc nó được sử dụng để cung cấp dầu cho Triều Tiên thông qua 2 lần vận chuyển qua tàu vào tháng 9/2017 tại vùng biển quốc tế Hoa Đông.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Seoul nói rằng, đây là lần đầu tiên một tàu Hàn Quốc bị bắt giữ, vì những cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên về chương trình vũ khí hạt nhân. Hàn Quốc cũng đang bắt giữ 3 tàu nước ngoài vì cung cấp dầu bất hợp pháp cho Triều Tiên hoặc vận chuyển than đá do Triều Tiên sản xuất.
Hội đồng Bảo an Hoa Kỳ trong một báo cáo tháng trước cho biết, Triều Tiên tiếp tục bất chấp các nghị quyết bởi gia tăng một lượng lớn vận chuyển các sản phẩm từ dầu mỏ và than đá.
Bắt đầu phiên tòa xét xử cựu Thủ tướng Malaysia trong đại án tham nhũng 1MDB
Phiên tòa xét xử cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak với cáo buộc tham nhũng liên quan tới Quỹ đầu tư nhà nước Malaysia – 1Malaysia Development Berhad hay còn gọi là 1MDB – đã bắt đầu vào hôm thứ Tư (3/4), theo Nikkei.
Ông Najib Razak, 65 tuổi, đã không nhận tội như trước đó ông đã tuyên bố. Ông Najib là cựu thủ tướng đầu tiên của Malaysia bị xét xử tại phiên tòa với cáo buộc phạm tội. Ông Najib là thủ tướng thứ sáu của Malaysia vào năm 2009, và giữ chức vị tới năm 2018, phải đối mặt với 42 cáo buộc, bao gồm rửa tiền và bất tín.
Phiên tòa đầu tiên đã xét xử 7 người, tất cả họ đều liên quan đến SRC International – công ty con của quỹ đầu tư nhà nước 1MDB, với cáo buộc chiếm đoạt 42 triệu ringgit (10 triệu USD).
Hơn 4,5 tỷ USD được cho là đã bị rút lõi khỏi quỹ 1MDB.
Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak đến Tòa án Tối cao Kuala Lumpur tại Kuala Lumpur, Malaysia hôm 3/4/2019. (Ảnh: Reuters)
Bất chấp phản đối, Hồng Kông đưa ra “luật dẫn độ” mới tới Trung Quốc
Các nhà lãnh đạo Hồng Kông đã đưa ra những luật thay đổi các quy tắc dẫn độ để cho phép chuyển người đến Trung Quốc đại lục để xét xử, bất chấp sự phản đối ngày càng tăng đối với một động thái mà nhiều người lo sợ rằng nó làm xói mòn thêm sự bảo vệ pháp lý của khu vực này, theo Aljazeera.
Theo các luật được trình lên Hội đồng Lập pháp hôm thứ Tư, Giám đốc điều hành Carrie Lam sẽ có quyền ra lệnh dẫn độ những kẻ phạm tội bị truy nã sang Trung Quốc, Ma Cao, và Đài Loan, cũng như các quốc gia khác không thuộc hiệp ước dẫn độ hiện có của Hồng Kông.
Dự luật, đã trở thành một “vũng lầy ngoại giao” khi cả Hồng Kông và Bắc Kinh đều coi hòn đảo tự trị Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Các quan chức Đài Loan đã lên tiếng phản đối thỏa thuận dẫn độ.
Những người dân tuần hành vào cuối tuần để yêu cầu các cơ quan chức năng hủy bỏ dự luật dẫn độ. (Ảnh: Tyrone Siu/Reuters)
Nguồn: DKN.tv