Lệnh ngừng bắn ở chiến trường Trung Đông khiến tình hình khu vực tạm lắng dịu. Israel quyết định chuyển một lượng lớn tên lửa Patriot tới Ba Lan và từ đó đổ vào Ukraine.

1 Dieu Lo Ngai Nhat Cua Nga Da Toi Ukraine Bat Ngo Duoc Tiep Lua

Phòng không Ukraine bắn hạ chiến đấu cơ Nga (Ảnh minh họa: Skynews).

Tên lửa Patriot của Israel được chuyển giao cho Ukraine

Điều Moscow lo ngại nhất đã xảy ra, khi cuộc chiến Trung Đông kéo dài 15 tháng đã kết thúc. Trục kháng chiến Trung Đông do Iran lãnh đạo đã ngừng hoạt động, lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen về cơ bản đã tạm dừng các cuộc tấn công, chính quyền Syria của Tổng thống Bashar al-Assad đã sụp đổ, 2 nhóm vũ trang chính là Hamas và Hezbollah đều đã đàm phán hòa bình với Israel.

Kho vũ khí khổng lồ được Mỹ cất giữ ở Israel, cuối cùng cũng có thể được tung ra chiến trường Nga - Ukraine.

Sputnik đưa tin, Mỹ đang vận chuyển lô tên lửa phòng không Patriot đầu tiên, do Israel dự trữ tới Ba Lan, để chuẩn bị viện trợ cho Ukraine.

IDF đã thực hiện các cuộc tấn công chính xác phá hủy nhiều kho vũ khí của Hezbollah nên trong chiến tranh Trung Đông lần này, số lượng tên lửa - rocket do nhóm vũ trang này phóng từ Li Băng vào lãnh thổ Israel chỉ bằng 1/10 so với dự kiến.

Vì lý do này, một lượng lớn đạn phòng không của Israel đã bị loại biên. Đặc biệt, IDF đang sử dụng các hệ thống phòng không David's Sling, Arrow, Barak và Iron Dome do chính Israel sản xuất để tạo thành hệ thống phòng không 4 cấp độ.

Tám hệ thống tên lửa phòng không Patriot và hàng trăm quả đạn của Israel sẽ bắt đầu ngừng hoạt động. Họ thực sự đánh giá không cao tên lửa phòng không Patriot PAC2 vì hiệu suất của chúng tụt hậu so với các hệ thống phòng không Arrow 2 và Arrow 3.

Máy bay vận tải quân sự khổng lồ C-17 của Mỹ đã vận chuyển lô 90 tên lửa phòng không Patriot đầu tiên tới Căn cứ Không quân Rzeszow ở Ba Lan để hiệu chỉnh kỹ thuật và sau đó gửi sang hỗ trợ Ukraine.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thông báo với Nga rằng, Tel Aviv không cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine, mà bán lại tên lửa Patriot cho Mỹ. Thế nên, việc người Mỹ muốn gửi lô đạn này cho Ukraine là "vấn đề nội bộ" của Lầu Năm Góc.

2 Dieu Lo Ngai Nhat Cua Nga Da Toi Ukraine Bat Ngo Duoc Tiep Lua

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot (Ảnh: Getty Images).

Các hệ thống tên lửa Patriot là nòng cốt của toàn bộ lực lượng phòng không Ukraine, đã đạt được những kết quả lớn nhất nhưng cũng phải trả giá đắt do những tổn thất.

Sputnik thống kê, tính đến đầu năm 2025, quân đội Nga đã phá hủy thành công 30 xe bệ phóng tên lửa phòng không Patriot của Ukraine.

Một hệ thống tên lửa phòng không Patriot là một tiểu đoàn chiến đấu, với khoảng 5-8 xe bệ phóng. Theo thông tin chiến trường của quân đội Nga, họ đã phá hủy từ 4-6 tiểu đoàn tên lửa phòng không Patriot của Ukraine.

Tổng thống Volodymyr Zelensky yêu cầu Mỹ và đồng minh cung cấp cùng lúc 15 hệ thống tên lửa phòng không Patriot, đủ để bao phủ hầu hết các thành phố và các mục tiêu quan trọng trên khắp lãnh thổ Ukraine, nhưng đề nghị này sẽ không bao giờ được Mỹ đáp ứng.

Israel gián tiếp trả đũa Nga?

Vậy điều gì đã khiến Israel, quốc gia trong nhiều năm luôn tránh xa việc tham gia vào bất kỳ vai trò nào trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, lại "mạo hiểm" với mối quan hệ tương đối tốt đẹp với Nga?

Quyết định của Thủ tướng Israel Netanyahu gần như chắc chắn chịu ảnh hưởng bởi 2 hoàn cảnh có thể thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực trên khắp Trung Đông.

Đầu tiên, theo các nguồn tin phương Tây (bao gồm cả Tạp chí Hàng không Vũ trụ Đức Flug Revue, có lượng phát hành cao nhất ở châu Âu), vào mùa thu năm ngoái, Nga đã bắt đầu giao máy bay chiến đấu đa năng Su-35 thế hệ 4++ cho Iran như đã cam kết từ lâu. Đây là chiến đấu cơ đã chứng minh được hiệu quả trong các hoạt động chiến đấu ở Ukraine.

Theo Flug Revue, 2 chiếc Su-35 hoàn toàn mới đầu tiên - phiên bản giành cho người Ba Tư - đã được chuyển giao dưới dạng tháo rời đến sân bay Mehrabad ở Tehran bằng máy bay vận tải quân sự khổng lồ An-124-100 Ruslan của Nga.

Tạp chí còn cho biết: "Hơn 20 máy bay chiến đấu Su-35SE thế hệ 4++, được trang bị động cơ điều khiển vectơ lực đẩy và radar mảng pha Irbis tiên tiến, sẽ giúp tăng cường sức mạnh không quân Iran. Đây là giải pháp tạm thời trong quá trình đổi mới dần đội chiến đấu cơ của Iran trong thập kỷ tới".

Thông tin này được bổ sung đáng kể bởi chuyên gia hàng không quân sự Iran Babak Taghvi, người tuyên bố rằng thỏa thuận đã ký từ lâu giữa Moscow và Tehran, bao gồm việc mua ít nhất 24 chiếc Su-35, những máy bay chiến đấu hạng nặng này đã được sản xuất tại nhà máy Komsomolsk-on-Amur từ lâu.

Sự thật là những chiếc máy bay này ban đầu dự định được giao cho Không quân Ai Cập theo hợp đồng trị giá 3 tỷ USD đã ký vào năm 2018. Tuy nhiên, do vấp phản sự phản đối quyết liệt từ phía Mỹ, Ai Cập đã lỡ cơ hội trở thành quốc gia đầu tiên ở Trung Đông sở hữu Su-35 với số lượng lên tới khoảng 30 chiếc.

Sau đó, trong một thời gian dài, Moscow không thể tìm được khách hàng mua số máy bay này, nhưng Iran lại xuất hiện đúng vào thời điểm thích hợp nhất. Đó là vào năm 2020, khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc với Iran trong nhiều thập kỷ được dỡ bỏ.

Flug Revue cho rằng, đơn đặt mua Su-35 của Iran gần đây đã được Tehran âm thầm tăng từ 25 lên 50 máy bay.

Vào tháng 10/2024, các nguồn tin nước ngoài khác đưa tin, Iran không chỉ bắt đầu nhận được Su-35 chế tạo sẵn từ nhà máy Komsomolsk-on-Amur mà còn được cho là đã xin được giấy phép sản xuất từ Moscow. Họ có ý định tự sản xuất thêm 48 đến 72 chiếc Su-35 trong những năm tới.

Tất nhiên, tất cả những điều này đều vô cùng đáng lo ngại đối với Israel, quốc gia chưa bao giờ che giấu ý định bằng mọi giá, phá vỡ mục tiêu sở hữu vũ khí hạt nhân vốn ngày càng trở nên khả thi của Tehran.

Tel Aviv đã nhiều lần nhấn mạnh, nếu cần thiết, họ sẽ tiến hành một cuộc không kích lớn vào các cơ sở công nghiệp hạt nhân ẩn sâu trong lòng núi của Iran.

Rõ ràng là một đòn tập kích như vậy chỉ có thể thực hiện được vào thời điểm hiện tại, vì về cơ bản, Iran vẫn chưa có máy bay chiến đấu đủ khả năng chống lại hoạt động tấn công đường không quy mô lớn của Israel.

Tất cả những gì Tehran có trong tay là máy bay chiến đấu F-14A Tomcat (lên đến 43 chiếc) và F-4 Phantom II, do Mỹ chế tạo được cung cấp cho đất nước này vào thập niên 1960-1970.

Có vẻ như có tới 36 chiếc MiG-29A/U/UB cũ của Iraq, cùng với hàng chục chiếc Mirage F1 do Pháp sản xuất, đã được chính người Iraq đưa đến các sân bay ở Iran vào năm 1991, để cứu chúng khỏi sự phá hủy của Không quân Mỹ trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc.

Tuy nhiên, tình trạng của những chiếc máy này hiện vẫn chưa được biết rõ và có lẽ điều đáng buồn là do thiếu phụ tùng thay thế và bảo trì trong thời gian quá dài, nên khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng bị đặt dấu hỏi.

Trong bối cảnh như vậy, việc Iran muốn có được máy bay Su-35 nhanh chóng bằng mọi giá cũng là điều dễ hiểu. Israel hoàn toàn có lý khi tỏ ra lo ngại về sự xuất hiện của hàng chục máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga trong Không quân Iran. Bởi lẽ, nếu chúng không gây gián đoạn thì cũng sẽ làm phức tạp đáng kể hoạt động của IDF nhằm phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran.

Tel Aviv không thể buộc Moscow từ chối đưa Su-35 vào bầu trời Trung Đông, vì vậy, để đáp trả, họ bắt đầu chuyển giao gián tiếp các loại vũ khí hiện đại tương đương cho Ukraine, quốc gia đang có xung đột với Nga.

Đồng thời, Tel Aviv đưa ra một lời mặc cả "Cả bạn và tôi hãy dừng lại, nếu bạn không dừng, chúng ta sẽ xem ai bị tổn thương nhiều hơn?".

Vì vậy, mối liên hệ chính trị giữa sự xuất hiện đầu tiên của những chiếc Su-35 của Nga ở Iran và các chuyến bay của máy bay vận tải quân sự C-17 của Mỹ chở đầy tên lửa phòng không Patriot từ Israel đến Ba Lan và sau đó đến Ukraine là không thể phủ nhận.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC