Gan ngỗng béo được xem là một trong những món ăn tinh tế, đẳng cấp nhất của ẩm thực Pháp, thế nhưng đây cũng là món gây tranh cãi trên toàn thế giới.

 

Gan ngỗng béo được đánh giá là một món ăn hạng sang bởi hương vị thơm ngon tuyệt hảo và mức giá vô cùng đắt đỏ. Dù là đại diện cho nền ẩm thực truyền thống Pháp và được yêu thích ở nhiều quốc gia, nhưng món ăn này vẫn gây tranh cãi bởi quá trình sản xuất ra nó quá tàn nhẫn.

Niềm tự hào của ẩm thực Pháp

Foie gras hay gan ngỗng béo được mệnh danh là niềm tự hào của ẩm thực Pháp. Nguyên liệu để làm nên món ăn này không phải một bộ gan ngỗng bình thường mà phải là một bộ gan ngỗng béo. Theo đúng nghĩa đen, gan ngỗng béo được chắt lọc từ những con ngỗng được vỗ béo quá mức cho đến khi hình thành một bộ gan “khổng lồ”.

42 1 Gan Ngong Beo  Tinh Hoa Am Thuc Phap Chinh Thuc Bi Cam Tai New York

Nuôi cả một con ngỗng nhưng người ta chỉ sử dụng đúng bộ gan để chế biến khiến cho món ăn này được xếp vào danh sách những món ăn quý giá đắt đỏ bậc nhất thế giới. Thay vì vị đặc ngấy như gan thông thường, gan ngỗng béo có hương vị thanh tao, béo nhẹ, đặc biệt mềm như lụa khiến ai cũng muốn được nếm thử một lần trong đời.

Người phương Tây không ăn các món chế biến từ nội tạng động vật nhưng gan ngỗng béo lại là món nội tạng duy nhất được phép xuất hiện trên các bữa tiệc sang trọng. Qua thời gian, món ăn xa xỉ này vẫn chiếm vị trí tối thượng trong ẩm thực Pháp. Thậm chí, quốc gia này còn ghi hẳn trong luật rằng: “Gan ngỗng béo thuộc về di sản văn hóa và ẩm thực của nước Pháp”.

Đằng sau miếng gan ngỗng béo ngậy là một câu chuyện tàn khốc

Không có ai phủ định sự ngon lành đặc biệt của món gan ngỗng béo nhưng để có được vị thanh tao của món ăn, những con ngỗng đã phải trải qua một quá trình vỗ béo rất tàn khốc. Đây chính là mâu thuẫn khiến cho món ăn đại diện cho ẩm thực Pháp gây tranh cãi lớn trên thế giới.

Foie gras được chế biến từ bộ gan của những con ngỗng “béo phì”, với trọng lượng nặng gấp 10 bộ gan của những con ngỗng thông thường. Khi gan to quá mức, nó sẽ chèn vào phổi và gây khó khăn cho việc thở. Ngoài ra, nhiều con còn bị gãy chân do không chống đỡ nổi thân hình nặng nề của mình.

42 2 Gan Ngong Beo  Tinh Hoa Am Thuc Phap Chinh Thuc Bi Cam Tai New York

Sự tàn khốc được thể hiện rõ nhất trong quá trình “vỗ béo”. Trung bình 3 lần mỗi ngày, ngỗng sẽ bị ép ăn 10 kg ngũ cốc. Gọi là ăn nhưng thực chất người chăn nuôi đã bơm ngũ cốc vào thẳng dạ dày của ngỗng qua những ống kim loại dài cắm vào cổ họng.

Các nhà hoạt động bảo vệ quyền động vật hành động này là quá tàn nhẫn vì nó gây đau đớn cho thực quản và cả nội tạng của ngỗng. Thực tế, trong đàn ngỗng vỗ béo, nhiều con bị nhiễm nấm, tiêu chảy, suy giảm chức năng gan, thậm chí là chết do viêm phổi hoặc nghẹn khi nuốt hạt.

42 3 Gan Ngong Beo  Tinh Hoa Am Thuc Phap Chinh Thuc Bi Cam Tai New York

Vì mục đích duy nhất là bộ gan nên những con ngỗng hết giá trị sử dụng sẽ bị cho vào máy nghiền làm thức ăn chăn nuôi. Cũng có thắc mắc rằng tại sao không tận dụng thịt ngỗng vỗ béo để lấy thịt, nhưng điều đó là bất khả thi do quá trình chăn nuôi quá tàn khốc đã khiến chúng không đủ tiêu chuẩn trở thành thức ăn cho người.

New York cấm bán gan ngỗng vỗ béo vì hình thức nuôi nhốt tàn nhẫn

Từ sau khi bang California (Mỹ) cấm bán gan ngỗng vào năm 2012, theo Theguardian đến nay Chính quyền thành phố New York cũng đã thông qua lệnh cấm này.

Theo đó, với 42 phiếu ủng hộ và 6 phiếu chống, Hội đồng lập pháp thành phố New York đã thông qua lệnh cấm phục vụ và kinh doanh gan ngỗng vỗ béo kể từ năm 2022. Các nhà chức trách đồng tình rằng, việc nhồi nhét thức ăn cho ngỗng để lấy gan phục vụ con người là quá tàn nhẫn. Theo lệnh cấm, những ai vi phạm tùy theo mức độ có thể nhận mức phạt từ 500 đến 2000 USD (tương đương từ 11 đến 46 triệu đồng).

42 4 Gan Ngong Beo  Tinh Hoa Am Thuc Phap Chinh Thuc Bi Cam Tai New York

Động thái này của Chính quyền thành phố New York được các nhà hoạt động bảo vệ quyền động vật rất hoan nghênh. Mặt khác, những người nông dân lại lên tiếng phản đối và cảnh báo sẽ có hành động pháp lý chống lại quy định mới.

Bên cạnh Mỹ, nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Argentina, Ấn Độ, Israel cũng đã ban hành lệnh cấm tiêu thụ món ăn xa xỉ nổi tiếng bậc nhất ẩm thực Pháp này.

Nguồn: yan.vn

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC