Châu Âu cho rằng các lệnh trừng phạt Nga không ảnh hưởng đến quá trình nước này chống đỡ dịch COVID-19 nên không cần gỡ bỏ trừng phạt.

Hôm 6/4, Thông tấn TASS của Nga dẫn lời Phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu Peter Stano bình luận về các phản ứng xung quanh lệnh trừng phạt Nga trong bối cảnh đối phó với đại dịch toàn cầu.

"Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh đối ngoại Josep Borrell, đã đưa ra một tuyên bố vào thứ Sáu tuần trước thay mặt cho EU, rằng cần phải tiếp tục xử phạt những vấn đè không cản trở đến việc cung cấp các thiết bị và vật tư thiết yếu cần thiết nhằm chống lại virus corona và hạn chế sự lây lan trên toàn thế giới" - ông Stano nói.

42 1 Giup Ca The Gioi Chong Dich Nga Nhan Lai Loi Cay Dang

Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell

Vị này cũng chỉ ra rằng, những lệnh trừng phạt nhằm vào Nga được áp dụng sau các sự kiện diễn ra ở Ukraine và Crimea vào năm 2014.

"Điều này có nghĩa là các biện pháp trừng phạt này không ngăn cản Nga giải quyết sự bùng phát của virus corona" - ông Stano giải thích thêm.

Năm 2014, Liên minh châu Âu đã áp đặt ba gói trừng phạt đối với Moscow về tình hình ở Ukraine và sự thống nhất của Crimea với Nga.

Gói đầu tiên trong danh sách đen các thể nhân và công ty không còn được phép vào EU và có tài khoản ngân hàng ở EU bắt buộc phải đóng băng.

Nhóm biện pháp hạn chế thứ hai đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế theo ngành đối với một số ngân hàng nhà nước hạn chế của Nga, cũng như các doanh nghiệp quốc phòng và dầu mỏ.

Gói thứ ba áp dụng lệnh cấm hoàn toàn đối với hoạt động kinh doanh của EU đối với Crimea, cấm cấp thị thực Schengen cho tất cả Công dân Nga cư trú tại Crimea cũng như cấm các công ty du lịch hàng hải và các hãng hàng không của EU đến Crimea. Bên cạnh đó, các cuộc đàm phán miễn thị thực và đàm phán về một thỏa thuận hợp tác mới đã bị đình chỉ.

Ba gói xử phạt vẫn được giữ nguyên cho đến nay, được gia hạn mỗi 6 tháng 1 lần. Trong bối cảnh châu Âu trở thành điểm nóng sau Trung Quốc đối mặt với virus corona, Nga đã sẵn sàng hỗ trợ nước này với khoảng 100 y bác sĩ quân y cùng 9 máy bay chở thiết bị y tế và thiết bị chăm sóc cá nhân.

42 2 Giup Ca The Gioi Chong Dich Nga Nhan Lai Loi Cay Dang

9 chuyến bay Il-76 chở bác sỹ quân y và thiết bị y tế Nga đến Ý.

Sau khi Mỹ tiếp tục trở thành tâm dịch, thiếu thốn thiết bị y tế trầm trọng, Nga lại sẵn sàng  hỗ trợ và "bán rẻ" số thiết bị y tế đặc biệt cho Mỹ.

Tiếp đó, Chính phủ Liên bang Nga hôm 6/4 đã ký Nghị định phân bổ ngân sách 1 triệu USD cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho năm 2020 nhằm chống lại sự lây lan của virus corona trên toàn cầu. Khoản tiền là đóng góp tự nguyện từ Nga và sẽ được thanh toán 1 lần tới ngân sách của WHO nhằm có kinh phí thực hiện các biện pháp chống lại sự lây lan của virus chủng mới.

42 3 Giup Ca The Gioi Chong Dich Nga Nhan Lai Loi Cay Dang

Máy bay quân sự Nga An-124 mang theo thiết bị y tế, khẩu trang và tiếp tế cho Mỹ đang chuẩn bị đáp xuống Sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York. Ảnh: Reuters

Dù đã nhận được số hàng hóa y tế vào thời điểm sống còn, Ý vẫn từ chối đề cập đến khả năng gỡ bỏ trừng phạt Nga, Mỹ khẳng định đã "mua rẻ" chứ không phải nhận hàng nhân đạo của Nga, dẫu các bằng chứng sau đó cho thấy Washington đã vi phạm lệnh trừng phạt của chính mình để mua hàng hóa của Nga.

Tới nay, châu Âu lập luận theo xu hướng "phủi tay" mọi cố gắng của Moscow trong việc cứu lấy mạng sống của từng công dân EU.

Nếu các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga là mạnh mẽ đến mức có thể đã ngăn chặn Moscow đối phó khủng hoảng thì có lẽ đã giờ này, Ý cũng không được nhận sự hỗ trợ to lớn đến vậy.

Như lời Đại sứ Nga tại Mỹ đã nói, các bác sĩ quân y Nga đã đánh liều bằng cả mạng sống của họ, chấp nhận rủi ro để xông pha lên tuyến đầu hỗ trợ nước Ý.

Với lô hàng viện trợ y tế sang Mỹ, người Mỹ tìm mọi cách để giải thích chi phí cho chuyến hàng của Nga, gọi đó không phải là món quà, coi đó là do họ mất tiền để có.

Dẫu giá thiết bị đó có rẻ hơn nhiều so với mức giá và nó quan trọng với nước Mỹ trong thời khắc sống còn này. Tổng thống Trump đã không ngại ngần gọi đây là một cử chỉ nhân đạo tốt đẹp của người Nga. Nhưng giới quan chức Mỹ vẫn phải cố gắng lý giải cho truyền thông về điều đã xảy ra.

Họ đang trừng phạt nước Nga và giờ đang nhận viện trợ y tế của Moscow?

Không, đó chỉ là mua hàng với giá rẻ! Hết lập luận về âm mưu Nga giúp đỡ Ý nhằm tác động tâm lý để gỡ bỏ lệnh trừng phạt thì châu Âu lại lập luận "ngược đời" rằng các lệnh trừng phạt của châu Âu với Nga không ảnh hưởng đến cuộc chiến chống dịch bệnh của họ.

Châu Âu dường như đã quên người đồng minh Mỹ đang chặn mọi giao dịch toàn cầu, cô lập Iran và khiến nước này gặp khó khăn khi đối phó với COVID-19.

Trong tình huống này, liệu EU có ủng hộ Mỹ tiếp tục trừng phạt của mình lên quốc gia Trung Đông?

Đông Phong

Nguồn: baodatviet.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC