Singapore không còn một mình đứng ở vị trí đầu bảng. Hiện tại, danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới hiện đã xuất hiện hai “đối thủ” mới. Sau khi đứng đầu bảng khảo sát thuộc Báo cáo Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu (Worldwide Cost of Living) của Cơ quan Tình báo Kinh tế (Economist Intelligence Unit – EIU), ngoài Quốc đảo Sư tử, bảng xếp hạng này đã có thêm 2 thành phố “gia nhập” danh sách này là Paris (Pháp) và Hồng Kông.
Zurich và Geneva (Thuỵ Sĩ) nằm trong top 5 những thành phố có chi phí sinh hoạt, ăn ở cao nhất thế giới. Trong khi đó, New York và Los Angeles (Mỹ) cùng lọt top 10 – lần lượt giữ vị trí thứ 7 và 10 sau khi rớt xuống thứ 13 và 14 vào năm ngoái do đồng USD suy yếu.
Paris, Singapore và Hong Kong cùng đứng ở vị trí số 1.
Cuộc khảo sát này được công bố 2 lần mỗi năm nhằm hỗ trợ các công ty tính toán chi phí trợ cấp và thiết lập chế độ đãi ngộ cho doanh nhân và những nhân viên công tác ở nước ngoài. 3 thành phố đứng đầu danh sách này thậm chí còn có mức phí cao hơn 7% so với New York (Mỹ), theo EUI, tổng hợp danh sách này từ một cuộc khảo sát trên 160 sản phẩm và dịch vụ trên 93 quốc gia, từ đồ ăn, nước uống, quần áo cho đến học phí, tiền thuê người giúp việc nhà và chi phí giải trí.
Thành phố cảng Osaka của Nhật Bản tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng, tăng 6 bậc để có mặt ở vị trí thứ 5. Thủ đô Seoul của Hàn Quốc và Copenhaghen (Đan Mạch) cùng giữ vị trí thứ 7, còn Tel Aviv (Isarel), đứng thứ 10 trong danh sách.
EIU cho biết: “Đồng nội tệ có diễn biến yếu hơn khiến 5 thành phố của Úc và 2 thành phố của New Zealand không còn xuất hiện trong bảng xếp hạng, dù Sydney nắm giữ vị trí số 10 trong bản báo cáo của năm ngoái.”
Các thành phố của châu Á “lọt” top này bởi nằm trong những khu vực có dịch vụ mua sắm đắt đỏ nhất thế giới.
Danh sách này được khảo sát trong phạm vi 133 thành phố được xem xét về mức độ đắt đỏ dựa trên các khoản người nước ngoài phải chi trả khi sống tại đó. Ngoài các quốc gia thuộc top 10 ở trên, EIU cho hay chi phí sinh hoạt tại nhiều thành phố ở Trung Quốc vẫn tương đối ổn định, trong khi nhiều điểm đến ở Đông Nam Á đang dần leo lên những vị trí cao hơn.
Khu phố Orchid Road nhộn nhịp ở Sinapore.
Theo EIU, một trong những yếu tố đằng sau thúc đẩy sự mạnh mẽ của các quốc gia châu Á trong bảng xếp hạng đó là một số thành phố thuộc khu vực này đều có những địa điểm mua sắm đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, trong khi các nơi khác của châu Á vẫn thuộc top đắt đỏ nhất hành tinh, thì châu lục này vẫn có nhiều thành phố đứng ở hạng chót.
“Trong phạm vi châu Á, các quốc gia Nam Á lại có tiêu chí VFM (tiêu chí cân bằng giữa chi phí trang trải cuộc sống và chất lượng dịch vụ) đạt mức tốt nhất, đặc biệt là Ấn Độ và Pakistan. Ở một mức độ nào đó, điều này là đúng, trong đó Bangalore, Chennai, New Delhi (Ấn Độ) và Karachi (Pakistan) đều nằm trong số 10 thành phố có chi phí sinh hoạt rẻ nhất trong danh sách khảo sát.”
Nguồn: Trí thức trẻ/Bloomberg