Khi Tổng thống Mỹ có những thay đổi bất ngờ, quan trọng trong việc giải quyết xung đột Nga- Ukraine, các quốc gia thành viên Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiếp tục hỗ trợ Kiev tăng cường năng lực quân sự với nguồn tài chính lớn. 

Các nước NATO cam kết hỗ trợ quân sự hơn 20 tỷ euro cho Ukraine, châu Âu đóng vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ.

1 Nato Va Eu Tiep Tuc Co Nhung Dong Thai Tao Bao Cam Ket Vien Tro Hon 21 Ty Usd Cho Ukraine

Tổng thư ký NATO Mark Rutte

Ngày 2/4, Tổng Thư ký Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết các quốc gia thành viên đã cam kết hỗ trợ quân sự hơn 20 tỷ euro (21,65 tỷ USD) cho Ukraine trong 3 tháng đầu năm.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ), Tổng Thư ký NATO khẳng định bộ chỉ huy của liên minh tại Wiesbaden vẫn tiếp tục điều phối việc cung cấp hỗ trợ an ninh và đào tạo cho Ukraine.

Dự kiến trong ngày 3-4/4, ngoại trưởng các nước thành viên NATO sẽ họp tại Brussels để thảo luận về việc hỗ trợ thêm cho Ukraine.

Theo số liệu mới nhất, châu Âu hiện đóng vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ Ukraine, cung cấp tới 60% viện trợ quân sự và gần 2/3 tổng nguồn lực viện trợ cho quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh.

Các động thái hỗ trợ Kiev của châu Âu càng trở nên mạnh mẽ hơn sau khi có những dấu hiệu về sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, với việc xích lại gần Nga cũng như chuyển trọng tâm từ châu Âu sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Liên quan, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 1/4 đưa ra đề xuất táo bạo, cho phép các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là những nước có chung đường biên giới với Nga, sử dụng nguồn tiền từ khoản ngân sách khổng lồ 392 tỷ Euro (tương đương 423,6 tỷ USD), vốn thường được sử dụng cho chính sách gắn kết nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên.

Theo đề xuất của EC, nguồn tiền này có thể được chuyển hướng sử dụng cho các dự án lưỡng dụng dân sự-quân sự nhằm tăng cường khả năng quốc phòng, đặc biệt là tại các quốc gia "tuyến đầu".

Đề xuất của EC đã nhận được sự hoan nghênh từ nhiều quốc gia thành viên, đặc biệt là những nước có chung đường biên giới với Nga.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC