Động thái này diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc đang tạo áp lực lên giới siêu giàu nước này để đẩy mạnh việc cắt giảm thuế cho số đông người dân trong năm nay. 

Bốn tỷ phú Trung Quốc đã chuyển hơn 17 tỷ USD trong khối tài sản của họ vào quỹ tín thác gia đình vào cuối năm ngoái. Điều này chứng tỏ rằng người giàu Trung Quốc đang cố gắng bảo vệ tài sản của họ khỏi chính sách thuế mới.

Động thái này được cho là nhằm bảo vệ tài sản khỏi luật thuế mới được siết chặt của Trung Quốc.

Trong một tuyên bố trên thị trường chứng khoán Hồng Kông hôm 12/1, tỷ phú Sun Hongbin, Chủ tịch công ty phát triển địa ốc Sunac China, cho biết đã chuyển phần lớn cổ phần của ông trong công ty vào quỹ ủy thác có tên South Dakota Trust vào hôm 31/12.

Chủ tịch Longfor Group, bà Wu Yajun, một trong những người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, có động thái tương tự trong những tuần gần đây. Các tỷ phú của hai công ty kinh doanh thực phẩm Dali Foods và Zhou Hei Ya cũng hành động như vậy.

42 1 Ne Thue Hang Loat Ty Phu Trung Quoc Bat Ngo Ru Nhau Chuyen Tai San Ra Nuoc NgoaiĐể né luật thuế mới ban hành, nhiều tỷ phú Trung Quốc đang chuyển hàng chục tỷ USD vào quỹ tín thác gia đình. (Nguồn: Bloomberg)

Tuyên bố đăng trên thị trường chứng khoán của 4 công ty niêm yết tại Hồng Kông này đều lấy kế hoạch chuyển giao quyền lực làm lý do cho việc các tỷ phú chuyển tài sản. Cấu trúc sở hữu của cả 4 tỷ phú này đều liên quan đến các thực thể ở British Virgin Islands, một “thiên đường thuế” hàng đầu thế giới.

Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh giới siêu giàu của Trung Quốc đứng trước khả năng phải đóng thuế nhiều hơn để bù đắp cho các kế hoạch cắt giảm thuế cho đại chúng và doanh nghiệp mà Bắc Kinh đã và chuẩn bị triển khai nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

42 2 Ne Thue Hang Loat Ty Phu Trung Quoc Bat Ngo Ru Nhau Chuyen Tai San Ra Nuoc Ngoai

Tỷ phú Sun Hongbin.

Tài sản cá nhân ở Trung Quốc được cho là đã tăng lên mức 24 nghìn tỷ USD trong 2018, đưa giới siêu giàu ở nước này trở thành một đối tượng ngày càng được cơ quan thuế chú ý nhiều hơn. Vì lý do như vậy, nhiều gia tộc giàu có ở Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm “hầm trú ẩn” cho tài sản của mình, chẳng hạn thông qua các quỹ ủy thác.

“Các quỹ ủy thác ở nước ngoài có thể không giúp tránh thuế hoàn toàn, nhưng có thể giúp các tỷ phú được trì hoãn việc nộp thuế”, ông Oscar Liu, Giám đốc điều hành (CEO) của Noah International (Hong Kong), nhận định.

Tuy nhiên, theo ông Liu, luật thuế mới của Trung Quốc không nói rõ liệu tài sản trong các quỹ ủy thác ở nước ngoài có bị đánh thuế hay không. Việc đánh thuế các quỹ này sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn đối tượng hưởng lợi của các quỹ đó có phải là đối tượng chịu thuế ở Trung Quốc hay không.

42 3 Ne Thue Hang Loat Ty Phu Trung Quoc Bat Ngo Ru Nhau Chuyen Tai San Ra Nuoc Ngoai

Bà Wu Yajun, một trong những người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc.

Tăng thuế đối với tầng lớp giàu có là một phần trong chương trình cải tổ hệ thống thuế của Trung Quốc. Công tác này càng cấp bách khi Trung Quốc tiến hành đồng thời nhiều kế hoạch giảm thuế để ngăn nền kinh tế giảm tốc. Theo ước tính của ngân hàng JPMorgan Chase, các kế hoạch giảm thuế mà Trung Quốc đã thực thi và công bố thời gian gần đây có tổng trị giá khoảng 300 tỷ USD, tương đương 1,2% tổng sản phẩm trong nước (GDP).

Trong đợt chuyển tài sản vừa diễn ra, tỷ phú Sun chuyển 4,5 tỷ USD vào quỹ ủy thác gia đình. Năm 2017, tài sản của ông Sun tăng gấp 3 lần. Tuy nhiên, cổ phiếu Sunac đã giảm nhiều kể từ mức đỉnh thiết lập vào năm 2017, sau khi ông Sun có quyết định sai lầm là cứu công ty Internet có tên Leshi Internet Information & Technology khỏi bờ vực sụp đổ.

 

Hồng Vân

Theo Bloomberg

Nguồn: Dân trí




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC