Ngoài ra còn có một hoạt động buôn bán đồ cũ trên đường phố của Nga, chẳng hạn như ở đây gần một ga tàu điện ngầm ở St. Petersburg© Dmitri Lovetsky / AP / liên minh hình ảnh
Trên khắp nước Nga, hoạt động kinh doanh ký gửi, cửa hàng đồ cũ và dịch vụ sửa chữa thiết bị gia dụng đang ngày càng thu hút sự quan tâm.
Trước tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao, ngày càng nhiều người Nga hạn chế mua sắm hàng hóa, quần áo và giày dép mới.
Theo các chuyên gia, họ đang chuyển sang tìm kiếm các lựa chọn có giá thành thấp hơn. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế bất ổn này, giới trẻ Nga ưu tiên cắt giảm chi tiêu cho du lịch, giải trí và hàng xa xỉ.
Dấu hiệu trở về thời kỳ kinh tế Xô Viết
Tỷ lệ lạm phát tại Nga năm 2024 đạt 9,52%, vượt xa dự báo tối đa 8,5% của ngân hàng trung ương. Các biện pháp kiểm soát giá cả của chính phủ, bao gồm việc tăng lãi suất cơ bản, không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Nhà kinh tế học người Nga Igor Lipsiz cho rằng tỷ lệ lạm phát thực tế cao gấp bảy lần so với con số chính thức.
Theo ông Lipsiz, nền kinh tế Nga hiện nay đang ngày càng giống với mô hình kinh tế của Liên Xô trước đây - một nền kinh tế tập trung cho mục đích quân sự. Khi đó, phần lớn ngân sách được đổ vào ngành công nghiệp vũ khí, trong khi các vấn đề xã hội bị xem nhẹ. Trong bối cảnh kinh tế bất ổn hiện nay, theo các chuyên gia, chỉ có những người kinh doanh dịch vụ sửa chữa hoặc bán lại hàng đã qua sử dụng là có thể duy trì hoạt động ổn định.
Thị trường hàng xa xỉ đã qua sử dụng
Andrej Fedotowskij, Chủ tịch Hiệp hội các cửa hàng ký gửi Nga và chủ sở hữu chuỗi cửa hàng thời trang cao cấp đã qua sử dụng "Komilfo", nhận định nhu cầu về hàng xa xỉ đã qua sử dụng cũng đang tăng lên. Xu hướng này đã bắt đầu xuất hiện từ trước khi "thời kỳ kinh tế khó khăn" bắt đầu.
Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt và việc các thương hiệu phương Tây rút khỏi thị trường Nga do cuộc chiến tại Ukraine đã khiến xu hướng này trở nên rõ rệt hơn.
Theo ông Fedotowskij, chủ sở hữu các mặt hàng cao cấp muốn thu hồi một phần vốn thông qua việc bán lại, trong khi người mua thấy đây là cơ hội để sở hữu hàng xa xỉ với giá hợp lý.
Các thương hiệu phương Tây đã rút khỏi Nga vào năm 2022 do hậu quả của cuộc chiến xâm lược Ukraine© Kirill KUDRYAVTSEV / AFP qua Getty Images
Fedotowskij cho biết, mặc dù giá cả tại các cửa hàng đồ cũ cũng tăng 8-9% theo tỷ lệ lạm phát, nhưng mức tăng này vẫn thấp hơn nhiều so với giá của các mặt hàng hiệu mới được nhập khẩu qua thị trường xám vào Nga. Đây là những sản phẩm được nhập khẩu bởi các đơn vị không phải là đại lý hay nhà phân phối được ủy quyền.
"Xu hướng mua bán lại quần áo thương hiệu cũng là một phần của phong trào tiêu dùng có ý thức và thân thiện với môi trường trên toàn cầu", Fedotowskij nhận định. Do khủng hoảng kinh tế, ngay cả những người Nga giàu có cũng chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn và ưu tiên mua hàng đã qua sử dụng thay vì hàng mới.
Cuối cùng, Fedotowskij cũng chỉ ra rằng nhu cầu về hàng xa xỉ đã qua sử dụng tăng mạnh nhất ở các khu vực có người dân được tăng lương, đặc biệt là những nơi có các nhà máy sản xuất vũ khí. "Mức lương hàng tháng ở những khu vực này..."
Lê Hải Yến - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC
Theo Deutsche Welle