Dự kiến kĩ thuật này sẽ được đưa vào ứng dụng tại các cơ sở y tế vào đầu năm sau và mỗi người sẽ chỉ cần bỏ ra khoảng 1 vạn yên để được xét nghiệm.
Công ty HIROTSU Bioscience cho biết loại giun tròn được chọn trong kĩ thuật này có tên là Caenorhabditis elegans, là một loại giun tròn sống trong đất, có chiều dài thân thể 1mm, không có mắt nhưng bù lại lại sở hữu một khứu giác vô cùng phát triển và có đặc điểm đặc biệt là thích mùi nước tiểu của bệnh nhân ung thư. Khi thực hiện xét nghiệm người ta sẽ dựa vào số lượng giun tròn tập trung tại giọt nước tiểu trên đĩa petri để đưa ra kết luận người đó có mắc ung thư hay không.
Được biết kĩ thuật này đã được thử nghiệm tại các trường đại học y khoa và các cơ sở y tế trên toàn quốc cho độ chính xác lên tới 85% (xét nghiệm máu tìm marker ung thư chỉ cho độ chính xác 10%). Tuy nhiên kĩ thuật này chỉ có thể cho biết người bệnh có mắc ung thư hay không chứ không xác định được chính xác mắc loại ung thư nào.
Để biết được cơ sở y tế nào được áp dụng kĩ thuật này, mọi người có thể truy cập vào trang chủ của công ty Công ty HIROTSU Bioscience.
Theo NHK News