Trước những diễn biến căng thẳng, Tổng thống Donald Trump cảnh báo Iran không làm điều gì dại dột bởi nếu vậy họ sẽ phải trả giá chưa từng có.

42 1 Ong Trump Canh Bao Iran Phai Tra Gia Chua Tung Co

Tàu chiến USS Boxer của hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters

Tổng thống Trump và Cố vấn An ninh quốc gia, ông John Bolton, đã nói chuyện với các phóng viên tại Nhà Trắng, khẳng định lại chắc chắn tàu chiến USS Boxer đã hạ một máy bay không người lái của Iran hôm 19/7 ở eo biển Hormuz, vịnh Ba Tư.

"Không còn nghi ngờ gì nữa. Chúng tôi đã bắn hạ nó," ông Trump nói.

Nói về Iran, ông nhấn mạnh Mỹ hy vọng "vì lợi ích của chính họ, Iran không làm điều gì dại dột. Nếu họ làm như vậy họ sẽ phải trả giá chưa từng có."

Nhưng Iran đã phủ nhận thông tin về việc hải quân Mỹ bắn rơi máy bay không người lái (UAV) của họ, nói rằng họ không mất máy bay không người lái nào trên eo biển Hormuz hay bất cứ nơi nào khác.

Truyền hình nhà nước Iran đã phát một đoạn video cho thấy các cảnh quay từ trên không các con tàu mà họ. Đài truyền hình cho biết một máy bay không người lái đã quay được cảnh quay, và thời gian hiển thị trong video cho thấy UAV vẫn hoạt động sau thời điểm Washington nói rằng nó đã bị bắn hạ.

Bất chấp những đối thoại hăm dọa từ cả hai phía và việc Iran bắn rơi một máy bay không người lái của Mỹ hồi tháng 6, cho đến nay, Washington và Tehran đã cho thấy sự kiềm chế trong hành động.

 42 2 Ong Trump Canh Bao Iran Phai Tra Gia Chua Tung Co

Tên lửa chống hạm của Iran

Tổng thống Trump hôm 18/7 tuyên bố tài chiến USS Boxer, đã phá hủy một máy bay không người lái của Iran vì nó đã bay cách con tàu chỉ hơn 90m trong một "hành động khiêu khích và thù địch".

Một quan chức Mỹ cho biết USS Boxer đã sử các thiết bị gây nhiễu sóng radar để hạ máy bay không người lái của Iran.

Trong khi đó, ông Abolfazl Shekarchi, phát ngôn viên của lực lượng vũ trang Iran, được hãng thông tấn TASnim dẫn lời nói rằng không có báo cáo về bất kỳ "hoạt động" nào của tàu USS Boxer.

"Tất cả các máy bay không người lái thuộc Iran ở Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz... đã trở về căn cứ của họ một cách an toàn sau nhiệm vụ nhận dạng và kiểm soát của họ", ông nói.

Iran và Mỹ đang có một loạt các tranh chấp về các vấn đề bao gồm an ninh ở vùng Vịnh, tham vọng hạt nhân của Tehran và các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Mối quan hệ trở nên tồi tệ vào năm ngoái khi Tổng thống Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa các cường quốc thế giới và Iran. Theo đó, Iran đã đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân, bị phương Tây coi là vỏ bọc để phát triển bom nguyên tử, để đổi lấy lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Các biện pháp trừng phạt kinh tế đã được áp đặt một lần nữa, gây tổn hại nặng nề cho nền kinh tế của Iran.

Biện pháp quân sự đang thay thế cho ngoại giao?

Tehran hôm 18/7 đã báo hiệu sẵn sàng tham gia đối thoại ngoại giao với lời đề nghị khiêm tốn – cho phép thanh sát viên Liên Hiệp Quốc đến kiểm tra toàn bộ chương trình hạt nhân nếu Washington từ bỏ lệnh trừng phạt.

Reuters trích lời một quan chức cao cấp của chính quyền Trump đã bác bỏ đề nghị của Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif.

Ông Zarif dường như không có khả năng ra quyết định và Washington "không coi bất cứ đề nghị từ ông ta là nghiêm tắc ", quan chức này nói.

Khi được hỏi Mỹ sẽ muốn nghe ai để đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran, quan chức này tiết lộ: "Phải là lãnh đạo tối cao hoặc tổng thống của Iran."

Tổng thống Trump vẫn sẵn sàng đàm phán với Iran mà không cần điều kiện tiên quyết về chương trình hạt nhân của mình và sẽ duy trì các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với Tehran trong thời gian này, quan chức này nói thêm.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nói rằng bà lo ngại về tình hình ở vùng Vịnh.

"Bạn không thể nhìn vào khu vực này mà không quan tâm vào lúc này", bà nói tại một cuộc họp báo. "Không thể bỏ qua bất cứ cơ hội tiếp xúc ngoại giao nào để tránh căng thẳng leo thang."

Căng thẳng leo thang

Trong diễn biến khác của cuộc chiến giữa Iran và Anh cũng gây căng thẳng vùng Vịnh, tòa án tối cao của Gibraltar đã gia hạn 30 ngày, cho phép chính quyền giữ tàu chở dầu Grace 1 của Iran cho đến ngày 15/8.

Trước đó, Iran đã tuyên bố sẽ trả đũa vụ tàu chở dầu bị bắt giữ ở Gibraltar. Chỉ vài ngày sau, ba tàu Iran đã cố gắng chặn một tàu chở dầu thuộc sở hữu của Anh đi qua eo biển Hormuz, dù đã phải lùi bước trước phản ứng của tàu hải quân Anh.

 42 3 Ong Trump Canh Bao Iran Phai Tra Gia Chua Tung Co

Stena Impero, một tàu chở dầu mang cờ Anh thuộc sở hữu của Stena Bulk, bị Iran bắt giữ hôm 19/7. Nguồn: Stena Bulk /REUTERS

Nhưng ngày 19/7, Anh cho biết Iran đã bắt giữ hai tàu chở dầu ở vùng Vịnh dù Iran lại chỉ xác nhận đúng một tàu đã bị giữ lại nhưng một chiếc đã được phép tiếp tục hành trình của mình sau khi nhận được cảnh báo về các vấn đề an toàn và môi trường từ Iran.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt yêu cầu Tehran trả lại các con tàu hoặc sẽ phải đối mặt với hậu quả.

Tổng thống Trump cho biết ông sẽ nói chuyện với Anh về vấn đề này, và mô tả Iran là "không gì ngoài rắc rối" và nhấn mạnh vụ việc chứng tỏ ông "đã đúng về Iran".

Mỹ đã đổ lỗi cho Iran về một loạt các cuộc tấn công kể từ giữa tháng 5 về việc vận chuyển quanh eo biển Hormuz, động mạch dầu quan trọng nhất thế giới, dù Tehran vẫn bác bỏ các cáo buộc này.

Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm ngăn chặn con đường thương mại dầu mỏ của Iran và gây áp lực buộc Tehran phải đàm phán lại thoả thuận, thảo luận về tên lửa đạn đạo và sửa đổi chính sách về khu vực.

Nhưng Reuters trích lời sáu nguồn tin quen thuộc cho biết Mỹ đang cố gắng giành được sự ủng hộ của các đồng minh về một sáng kiến tăng cường giám sát các tuyến vận chuyển dầu quan trọng ở Trung Đông, nhưng những nước này lại lo ngại điều này sẽ làm gia tăng căng thẳng với Iran.

Theo ông Behnam Ben Taleblu, chuyên gia từ Tổ chức Bảo vệ Các nền dân chủ, hành động của Tehran, cho thấy các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã có tác dụng và các cuộc đàm phán với Mỹ hoặc các cường quốc thế giới sẽ xảy ra.

Ông Guy Platten, tổng thư ký của Phòng vận chuyển quốc tế, kêu gọi tất cả bên liên quan đến sự cố hôm 19/7 tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng cho một loạt sự việc vừa qua đe dọa sự an toàn của những người đi biển.

"Tự do hàng hải là rất quan trọng đối với thương mại toàn cầu và chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia duy trì nguyên tắc cơ bản này của luật hàng hải," ông nói./.

Mai Anh (Theo Reuters)

Nguồn: thoidai.com.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC