Ngành công nghiệp vũ trụ Nga đang rơi tự do và khó có thể bắt kịp các cường quốc hàng đầu. Những sự kiện gần đây một lần nữa giáng đòn mạnh vào tham vọng không gian của Điện Kremlin.

1 Putin Tuc Gian Phuong Tay Da Pha Huy Mot Nganh Cong Nghiep Then Chot Cua Nga

Theo báo The Times, Nga đang thất bại trong cuộc đua không gian hiện đại, và Putin đang rơi vào tình thế tuyệt vọng trước những thất bại liên tiếp của chương trình không gian nước này.

Các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đã cắt đứt khả năng tiếp cận công nghệ thiết yếu của Nga, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ lại đang gặt hái những thành công vang dội.

Di sản vũ trụ đã mất

Liên Xô từng là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ, là nước đầu tiên đưa con người vào quỹ đạo, phóng chú chó Laika lên không gian và thực hiện cuộc hạ cánh mềm đầu tiên trên Mặt trăng.

Tuy nhiên, sau ba thập kỷ dưới sự lãnh đạo của Putin, ngành công nghiệp vũ trụ Nga đã suy thoái nghiêm trọng, đánh mất vị thế dẫn đầu và trở thành kẻ chậm chân trong cuộc đua không gian. Những sự kiện gần đây càng làm suy yếu thêm tham vọng vũ trụ của Điện Kremlin. Dù Putin đã sa thải giám đốc Roscosmos Yuri Borisov, nguyên nhân thực sự của thất bại này không nằm ở năng lực cá nhân của các quan chức, mà là sự sụp đổ có hệ thống của toàn ngành, thiếu hụt ngân sách và sự cô lập trên trường quốc tế.

Tác động của lệnh trừng phạt

Kể từ khi cuộc xung đột với Ukraine bùng nổ, các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ phương Tây đã khiến Roscosmos mất quyền tiếp cận với công nghệ, linh kiện và đối tác quốc tế quan trọng. Nga không còn có thể nhập khẩu linh kiện điện tử cho vệ tinh từ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và Đài Loan.

Doanh thu từ các hợp đồng phóng vệ tinh và cung cấp động cơ tên lửa với châu Âu và châu Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Nhiều dự án hợp tác quốc tế đã bị hủy bỏ, trong đó có sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa với Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

"Các lệnh cấm vận đã tạo ra tác động hủy diệt đối với ngành công nghiệp vũ trụ Nga", biên tập viên Anatoly Zak của RussianSpaceWeb nhận định.

Giấc mơ trả thù không thành

Năm 2023, Điện Kremlin cố gắng lấy lại vinh quang xưa thông qua việc phóng tàu Luna-25, nhưng nhiệm vụ đã kết thúc trong thất bại khi tàu vũ trụ bị rơi trong quá trình hạ cánh.

Cùng thời điểm đó, Ấn Độ lại thành công trong việc đưa tàu vũ trụ Vikram hạ cánh tại cực nam Mặt trăng - một chiến thắng của New Delhi và là nỗi nhục của Moscow.

Nga cũng muốn cạnh tranh với Starlink của Elon Musk bằng dự án Sfera, nhưng năng lực sản xuất vệ tinh của Nga quá yếu kém đến mức chính Borisov cũng phải thừa nhận rằng họ chỉ có thể sản xuất được khoảng 40 vệ tinh mỗi năm, trong khi Mỹ và Trung Quốc đã có hàng nghìn vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo.

Phụ thuộc vào Trung Quốc

Hiện nay, Nga buộc phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung từ Trung Quốc, biến Moscow thành nước chư hầu của Bắc Kinh ngay cả trong lĩnh vực không gian. Roscosmos đang ngày càng suy yếu, và Điện Kremlin đổ lỗi cho Putin về tình trạng này.

Putin thường không nhận lỗi và đổ trách nhiệm cho người khác về những thất bại. Việc sa thải Borisov chỉ là một động thái của Điện Kremlin nhằm che đậy những vấn đề mang tính hệ thống. Thực tế, Roscosmos đã rơi vào bế tắc với các chương trình mới bị trì hoãn, chi phí tăng cao do tham nhũng và thiếu nguồn lực, trong khi các lệnh trừng phạt đã cắt đứt nguồn cung linh kiện quan trọng.

Trung Quốc và Ấn Độ đã vươn lên thành những cường quốc không gian hàng đầu thế giới, trong khi Nga vẫn đang loay hoay đuổi theo mà không có hy vọng phục hồi. Các chuyên gia khẳng định Moscow sẽ không thể bắt kịp các nước dẫn đầu, và tham vọng thám hiểm Mặt trăng cũng như sao Hỏa của Nga sẽ chỉ còn là ảo tưởng.

Phạm Hương




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC