Tổng thống Belarus Lukashenko gửi lời chúc mừng tới Ukraine nhân Ngày Độc lập của Ukraine.
Lukashenko nói: "Đất nước Belarus luôn thể hiện sự tôn trọng và nồng ấm đặc biệt đối với những nhân dân Ukraine nhiệt tình và chăm chỉ. Từ lâu đến nay, nhân dân hai nước chúng ta đã tìm thấy sức mạnh đoàn kết, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, chia sẻ nhà ở và bánh mỳ, cùng nhau vượt qua nghịch cảnh. Và tự hào về đất nước của mình. Chúng ta đoàn kết không chỉ bởi vận mệnh chung và nút quan hệ gia đình, mà còn bởi nguyện vọng sống hòa thuận với hàng xóm."
Thực sự đọc bài bài chúc mừng này, nếu giấu tên người viết mà cho đoán, chắc mười đến chín người đoán là lời chúc của Tổng thống Ba Lan.
Nếu chỉ có Belarus gửi lời chúc mừng tới Ukraine nhân Ngày Độc lập đã đành. Xét cho cùng, mối quan hệ giữa hai nước quả thực cũng OK trong lịch sử. Nhưng một người bạn tốt khác của Nga là Iran, nước ít liên quan đến Ukraine về mặt lịch sử và tôn giáo, cũng làm điều này, khiến mọi người hơi khó hiểu và ngỡ ngàng.
Vào ngày 24 tháng 8, Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng chúc mừng Ukraine nhân Ngày Độc lập trên các phương tiện truyền thông chính thức.
Nhẽ ra, một nghi thức ngoại giao thông thường khi một quốc gia bày tỏ lời chúc mừng tới một quốc gia khác vào ngày Quốc khánh là chuyện thường tình. Nhưng với Iran là cả một vấn đề. Vấn đề là cả Iran và Belarus đều không công khai chúc mừng Ngày Độc lập của Ukraine vào năm 2022 và 2023. Vậy tại sao năm nay lại thay đổi?
Trên thực tế, ai cũng biết rằng sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, mối quan hệ giữa Iran và Ukraine trở nên xấu đi vì Iran bị cáo buộc hỗ trợ Nga, đặc biệt là khi họ công khai cung cấp các thiết bị quân sự như máy bay không người lái cảm tử cho Nga.
Belarus là đồng minh thân cận của Nga. Lukashenko không chỉ công khai ủng hộ Nga trong cuộc chiến mà ngay từ đầu cuộc chiến, một nhóm quân Nga đã phát động cuộc tấn công vào Ukraine từ Belarus.
Vì vậy, việc Belarus và Iran không chúc mừng Ukraine nhân Ngày Độc lập năm 2022 và 2023 là điều bình thường.
Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao năm nay họ lại đột ngột thay đổi?
Câu trả lời không hề phức tạp. Nguyên nhân cơ bản là do tình hình chiến tranh Nga-Ukraine hiện nay. Trong thời gian gần đây, Ukraine không chỉ chống chọi lại cuộc tấn công của Nga ở phía đông mà còn tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn vào lục địa Nga và đang lên kế hoạch tấn công Crimea và những nơi khác.
Hơn nữa, thái độ của phương Tây đối với Nga và Ukraine cũng đã thay đổi đáng kể. Sau hơn hai năm chiến tranh, phương Tây đã nhìn rõ thân phận thực sự của Putin và không còn sợ làm người Nga tức giận như trước nữa. Họ nhìn rõ hết thực lực của Nga hóa ra là con hổ giấy. Gầm gừ dọa dẫm ăn thịt người nhưng mần chi có răng nanh sắc. Họ thậm chí còn công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc tấn công của Ukraine vào nội địa Nga, đồng thời gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga và các đồng minh của Nga.
Trong trường hợp này, việc Iran chúc mừng Ngày Độc lập của Ukraine là thái độ muốn xoa dịu quan hệ với Ukraine, để sách lược ngoại giao của họ có thể linh hoạt hơn, giảm bớt áp lực và sự cô lập quốc tế.
Các nước như Iran thân thiện với Nga chỉ vì lợi ích. Họ không muốn bị chôn sống cùng với người Nga. Nếu Nga thất bại thì họ vẫn phải sống cho chính mình!
Lại nói về Belarus, mặc dù là đồng minh của Nga từ lâu và thậm chí còn công khai ủng hộ việc Nga tấn công Ukraine. Tuy nhiên, là một quốc gia gần châu Âu hơn, Belarus phải duy trì mức độ độc lập nhất định để bảo vệ lợi ích của mình và không thể hoàn toàn trở thành chư hầu của Nga.
Hơn nữa, Nga bây giờ hơi giống một vị thần bằng đất qua sông, trông thì có vẻ oách, nhưng càng dấn sâu càng tan rã, chẳng còn phép lạ gì. Trong trường hợp này, việc Belarus bày tỏ sự chúc mừng Ukraine cũng là để duy trì mối quan hệ nhất định với Ukraine, không chỉ thể hiện khả năng ngoại giao mà còn thể hiện sự độc lập, cũng có thể để lại cho mình một lối thoát sau này.
Ngoài ra, thái độ của cộng đồng quốc tế đối với cuộc chiến Nga-Ukraine ngày càng trở nên rõ ràng, thậm chí một số quốc gia còn mong muốn tự mình tham chiến. Đặc biệt, phương Tây đã tỏ rõ sẽ trừng phạt các quốc gia và công ty hỗ trợ Nga trong cuộc chiến. Trước sức ép này, Iran và Belarus đã dùng biện pháp ngoại giao để thể hiện sự mềm mỏng nhất định đối với Ukraine nhằm tránh bị cô lập hoàn toàn hoặc bị trừng phạt thêm.
Tiền đề của tất cả những điều này là Belarus và Iran hiểu rõ một điều: trong hoàn cảnh hiện tại, dù họ có chúc mừng Ngày Độc lập Ukraine thì Putin cũng không dám làm gì họ. Nếu là năm 2022 khi chiến tranh mới nổ ra, thách họ cả núi Đô La thì họ cũng không dám làm điều này.
Vào ngày 24 tháng 8, Zelensky cũng tuyên bố một điều chấn động:
"Hôm nay, vũ khí mới của chúng tôi đã được đưa vào chiến đấu lần đầu tiên. Đây là máy bay không người lái đạn đạo mới nhất của thế giới" Palyanytsia ". (Tên lửa Palanytsia của Ukraine là vũ khí chủ lực tấn công Nga thời gian tới, có tầm hoạt động cực xa lên đến 1000 km. )
“Cảm ơn các nhà sản xuất và những người lính của chúng ta. Vũ khí mới của chúng ta bắn trúng mục tiêu của kẻ thù, nhưng kẻ thù khó có thể biết được thứ gì đã bắn trúng họ. "
Tin tức mới nhất cho thấy Ukraine đã dùng máy bay không người lái phá hủy một kho đạn dược lớn ở vùng Voronezh. Kho đạn này chứa hơn 5.000 tấn đạn dược, bao gồm đạn pháo và đạn xe tăng, đạn vũ khí hạng nhẹ và tên lửa đất đối không.
Hiệu quả của cuộc tấn công cho thấy lượng đạn mà máy bay không người lái bây giờ mang theo lớn hơn đáng kể so với trước đây và sức mạnh của nó tương đương với một quả tên lửa.
Cuộc tấn công này có thể được thực hiện bởi loại máy bay không người lái mới mà Zelensky đề cập chứ không phải tên lửa Neptune như suy đoán trước đây. Những mảnh vỡ được người Nga tìm thấy tại hiện trường cũng xác nhận thông tin này. Theo thông tin liên quan: Tên lửa không người lái bản địa của Ukraine là tên lửa hành trình có thể điều khiển từ xa, người thao tác có thể điều khiển từ xa bằng trực quan.
Vụ cháy kho dầu Rostov ở Nga đã cháy suốt 9 ngày 9 đêm không những không được khống chế mà còn lan sang các khu vực lân cận.
Đây là một tổn thất khủng khiếp khiến Putin điên đầu ra lệnh trả thù trong đêm vừa rồi, 236 tên lửa, UAV dội xuống Ukraine, nhưng đa số đều bị đánh chặn.
Có vẻ như đây chính là kiệt tác tên lửa không người lái nội địa của Ukraine.
Zelensky hôm qua cũng cho biết rằng giờ đây chúng tôi có thể tấn công tất cả các mục tiêu ở Nga. Quân đội Ukraine cũng có kế hoạch chiếm lại Crimea và phá hủy cầu Kerch...
Nếu đọc kỹ những tin tức này, bạn có thể hiểu rõ hơn tại sao Belarus và Iran lại chúc mừng Ngày Độc lập của Ukraine.
Nhà văn Phó Đức An