(Nguồn: techonomy).
Đây là kết quả công trình nghiên cứu của công ty an ninh mạng McAfee và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) được công bố ngày 21/2.
Báo cáo chỉ ra rằng thiệt hại về tài sản sở hữu trí tuệ chiếm tới 1/4 tổng thiệt hại do tấn công mạng trong năm 2017.
Theo các nhà nghiên cứu, mã độc là loại hình tấn công phát triển nhanh nhất nhờ có sự trợ giúp của thị trường cung cấp dịch vụ tấn công mạng.
Kết quả trên được đưa ra vài ngày sau khi Nhà Trắng công bố một báo cáo, trong đó nêu rõ thiệt hại do tấn công mạng tại Mỹ vào năm 2016 lên tới khoảng 57-109 tỷ USD, đồng thời cảnh báo tác động liên đới trong nền kinh tế nếu một số lĩnh vực nhất định bị ảnh hưởng.
Trên thế giới, các tin tặc sử dụng công cụ giống nhau để đánh cắp dữ liệu và danh tính, thông số ngân hàng, cũng như thực hiện các hành vi tấn công khác mà không để lộ danh tính thông qua bitcoin và các loại tiền ảo khác.
Người đứng đầu văn phòng công nghệ của McAfee Steve Grobman cảnh báo thế giới số đang chuyển biến trong mọi mặt đời sống, bao gồm các nguy cơ lẫn tội phạm. Do đó, các vụ phạm tội đang ngày càng dễ dàng thực hiện và thu được lợi nhuận cao hơn.
Báo cáo mới nhất của McAfee và CSIS cho thấy thiệt hại do tấn công mạng đang ngày càng tăng từ mức 445 tỷ USD năm 2014.
Cũng theo báo cáo này, các vụ tấn công mạng đang ngày càng dễ dàng do người dùng công nghệ không sử dụng các biện pháp bảo vệ cơ bản, nhiều sản phẩm công nghệ thiếu sự phòng thủ phù hợp, trong khi tội phạm mạng lại sử dụng công nghệ đơn giản và tinh vi để xác định mục tiêu, thiết lập sản phẩm tự động, biến các dữ liệu đánh cắp được thành lợi nhuận.
Nghiên cứu trên không thống kê thiệt hại do mọi hoạt động xấu trên mạng, mà tập trung vào thiệt hại về tài sản dữ liệu của doanh nghiệp, tội phạm lừa đảo và tài chính, lừa đảo liên quan đến công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán, thiệt hại về bảo hiểm tấn công mạng và danh tiếng.
Nguồn: vietnamplus.vn