Việc binh lính thiếu tinh thần quả cảm và kinh nghiệm chiến đấu có tác động không nhỏ tới các lực lượng vũ trang Trung Quốc trong cuộc chiến với bất kỳ quân đội chuyên nghiệp nào.

42 1 Thieu Y Chi Binh Linh Trung Quoc Co The Dai Bai Truoc Bat Ky Quan Doi Chuyen Nghiep Nao

Sự yếu kém của Chiến khu miền Tây, Quân đội Trung Quốc

Ngay trong tuần đầu tiên của năm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ thị cho các lực lượng vũ trang nước này “sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào” khi Quân đội Trung Quốc (PLA) bắt đầu tiến hành các khóa huấn luyện mới.

Ông Tập cũng ban hành các quy định mới đối với việc tuyển chọn, đào tạo và đề bạt quân nhân.

Có một số lý do giải thích những động thái quyết đoán này.

Thứ nhất, với việc ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1, ông Tập muốn phát đi một thông điệp đầy tự tin và khả năng sẵn sàng đối phó, về mặt quân sự, với các chính sách mới của Washington liên quan tới các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan.

Thứ hai, việc ông Tập tỏ rõ thái độ quyết đoán với các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông, vấn đề Đài Loan và tranh chấp biên giới với Ấn Độ đã làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột quân sự.

Thứ ba, hiệu suất hoạt động của Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Tây của Trung Quốc (WTC) ở Ladakh trong năm ngoái thấp hơn mức bình thường.

42 2 Thieu Y Chi Binh Linh Trung Quoc Co The Dai Bai Truoc Bat Ky Quan Doi Chuyen Nghiep Nao

Lính bộ binh cơ giới Quân đội Trung Quốc. Ảnh: Indian Express

PLA đã phải hứng chịu thương vong cao trong cuộc đụng độ ở thung lũng Galwan ngày 15/6/2020, trong khi lại để Quân đội Ấn Độ chiếm lĩnh được các điểm cao chiến lược ở Rezang La và một số con đèo khác.

Hoạt động của WTC ở Ladakh năm ngoái tỏ ra yếu kém vì một số lý do. Đầu tiên, lần gần nhất Quân đội Trung Quốc tham chiến cách đây đã 41 năm và do đó không có sự chuẩn bị tốt. Tinh thần chiến đấu của họ cũng đã xuống thấp khi các sĩ quan cấp cao không được thăng chức kịp thời do bị nghi ngờ về lòng trung thành với ông Tập.

Nhiều người trong số họ là những nhân vật thân cận với ông Quách Bá Hùng và ông Từ Tài Hậu, cả hai đều là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, mà theo truyền thông Trung Quốc, là những người đã bị ông Tập lật đổ trong chiến dịch chống tham nhũng của mình.

Ông Từ Tài Hậu bị chết vào năm 2015 trong quá trình điều tra còn ông Quách Bá Hùng nhận bản án chung thân vào năm 2016.

WTC đã phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới quá trình thích nghi của binh lính. Gần đây, 10.000 quân từ WTC đã được chuyển đến các địa bàn thấp hơn để phục hồi sức khỏe.

Lực lượng này đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý huấn luyện hiệp đồng lục quân với các đơn vị hỗ trợ chiến lược và không quân khi PLA đưa vào biên chế các máy bay chiến đấu và chiến cơ tàng hình mới, tên lửa, máy bay không người lái tích hợp trí tuệ nhân tạo cùng các thiết bị khác.

Gần đây, ông Tập đã thay thế tướng Triệu Tông Kỳ (Zhao Zongqi) - Tư lệnh WTC sắp nghỉ hưu bằng tướng Trương Húc Đông (Zhang Xudong), người đã từng đảm trách nhiệm vụ tại Doklam vào năm 2017 và có mối quan hệ thân cận với ông Tập.

Ông Tập được cho là đã cam kết với Tư lệnh WTC mới rằng binh lính của ông ta sẽ được thăng chức và có nhiều lợi ích như những quân nhân đang phục vụ trong các chiến khu khác, đặc biệt khi họ lại làm nhiệm vụ ở “những địa điểm biên giới xa xôi và khó khăn”.

42 3 Thieu Y Chi Binh Linh Trung Quoc Co The Dai Bai Truoc Bat Ky Quan Doi Chuyen Nghiep Nao

Ông Trương Húc Đông (vòng tròn vàng) được cho là người có mối quan hệ thân cận với ông Tập Cận Bình. Ảnh: India Today

Tham vọng của ông Tập Cận Bình

“Vay mượn” các học thuyết quân sự từ Mỹ, ông Tập tỏ rõ tham vọng về việc tái cơ cấu các lực lượng vũ trang Trung Quốc khi đưa ra khái niệm Bộ Chỉ huy Chiến khu Liên hợp để đối phó với các mối đe dọa khu vực khác nhau.

Quân đội Trung Quốc cũng đang đưa vào ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và các học thuyết mới về chiến tranh như “thông minh hóa” hoạt động tác chiến.

Thế nhưng, công tác huấn luyện các lực lượng vũ trang Trung Quốc nhằm thích ứng với những khái niệm này của Mỹ không hề dễ dàng vì chúng thiếu sự kết hợp chéo với các lực lượng khác.

Bên cạnh đó, Quân đội Trung Quốc còn gặp phải một số vấn đề khác về cơ cấu tổ chức: Họ là một lực lượng chính trị chứ không phải lực lượng quân sự chuyên nghiệp và quân nhân chủ yếu là lính nghĩa vụ có trình độ học vấn thấp mà động lực chiến đấu lại không cao (hậu quả từ chính sách gia đình một con).

Binh lính Trung Quốc thiếu tinh thần quả cảm và kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường, trong khi phải đối mặt với vấn đề “chảy máu chất xám” nghiêm trọng.

Những hạn chế này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các lực lượng vũ trang Trung Quốc trong cuộc chiến với bất kỳ quân đội chuyên nghiệp nào, như đã từng thấy ở Ladakh với Quân đội Ấn Độ.

Binh sĩ Trung Quốc mang theo gậy sắt, giáo mác, dùi cui và vũ khí sắc bén để uy hiếp các lực lượng phía Quân đội Ấn Độ

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC