Nhiều người dân Serbia cho biết họ đang rất mong mỏi vaccine COVID-19 của Nga sau khi EU tỏ thái độ thờ ơ với nước này trong đại dịch.

42 1 Toi Da Bat Khoc Khi Thay Nguoi Nga Giua Dai Dich Kho Khan Phuong Tay Da Bo Roi Anh Em Slavo

Báo Luận chứng và sự kiện (AIF) của Nga mới đây vừa đăng tải một bài viết về vấn đề nguồn cung vaccine COVID-19 của Serbia và suy nghĩ của một số người dân nước này về vaccine Sputnik V do Nga sản xuất. Sau đây chúng tôi xin trân trọng gửi tới quý độc giả nội dung lược dịch của bài báo này.

Chúng tôi [phóng viên của AIF] và nhà triết học người Serbia Milan Afanasich đã có cuộc trò chuyện ở gần khách sạn có tên Moscow ở Belgrade và uống cafe trong cốc giấy. Vào dịp cuối tuần, các cửa tiệm cafe và nhà hàng ở đây vẫn phải đóng cửa do lệnh giãn cách, vì vậy nên cafe cốc giấy là thứ đồ uống duy nhất chúng tôi xoay xở được.

"Chúng tôi đã trải qua nhiều điều, ví dụ như trận oanh tạc của NATO và sự sụp đổ của chế độ cũ, và tôi có thể khẳng định rằng người Nga tốt. Họ theo Chính thống giáo và nhiều thứ khác nữa. Nói chung người Nga là anh em với chúng tôi [Serbia].

Nhưng Nga lại không dư dả tiền đến thế, trong khi chúng tôi - một quốc gia vừa bé vừa nghèo - cần những người bạn quyền lực và giàu có như Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU). Chúng tôi nghĩ rằng nếu chẳng may có điều tồi tệ xảy ra, thì họ sẽ giúp đỡ chúng tôi về tài chính, cứu chúng tôi ngay lập tức.

Ôi chao, vậy mà mùa xuân năm ngoái, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, họ đã "giúp đỡ" chúng tôi như thế nào? Nước Đức vốn là nhà cung cấp thiết bị y tế chính cho các quốc gia Nam Tư cũ đã ngay lập tức ban bố lệnh cấm xuất khẩu các bình oxy và máy thở sang Serbia? Đây có phải là tình bạn thực sự của châu Âu không?" - ông Afanasich nói.

42 2 Toi Da Bat Khoc Khi Thay Nguoi Nga Giua Dai Dich Kho Khan Phuong Tay Da Bo Roi Anh Em Slavo

Ảnh: AiF / Georgy Zotov

Người Serbia "mở mang tầm mắt" về EU nhờ đại dịch?

Đại dịch COVID-19 đã giúp rất nhiều người dân Serbia "mở mang tầm mắt". Y tá Jovana Tomic, 47 tuổi, cho biết: "Tôi đã nghe rất nhiều bài hát miêu tả EU thật ngọt ngào và đẹp đẽ làm sao. Nhưng hồi tháng 3 năm ngoái, khi số ca bệnh bắt đầu tăng mạnh, EU không có đủ khẩu trang, găng tay và thuốc men nên họ cũng chẳng gửi cho chúng tôi bất cứ thứ gì nữa. Họ thậm chí còn cắt mọi nguồn cung vật tư, đóng kín biên giới. Giá cả leo thang chóng mặt.

Cái được gọi là 'sự đoàn kết' của châu Âu chỉ là tưởng tượng mà thôi. Khi thảm họa xảy ra, ai nấy đều chạy về nhà, khóa chặt cửa và cấm tiệt luôn người ngoài. Và nếu bạn ngỏ ý xin sự giúp đỡ từ họ, thì họ sẽ từ chối thẳng thừng luôn: 'Không có chuyện đó đâu, đến chúng tôi còn chẳng có đủ mà dùng!'"

Ngay cả Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, một người ủng hộ nhiệt thành việc nước này gia nhập EU (Serbia là một ứng cử viên cho EU kể từ năm 2009) đã bối rối trước thái độ của liên minh này. Ông Vucic gọi những cam kết của EU về tình hữu nghị là "những chuyện cổ tích trên giấy", và lên án các nước EU "hành động như cướp biển", dùng vali tiền để tranh mua các loại thuốc khan hiếm.

Ở Belgrade, khi tôi đến gần một bệnh viện mới xây dành cho bệnh nhân COVID-19, người dân ở đó đã tranh nhau hỏi tôi khi thấy tấm thẻ báo chí có quốc kỳ Nga: Bao lâu nữa Nga sẽ đưa vaccine tới Serbia?

"Phương Tây chẳng còn quan tâm chúng tôi sống hay chết nữa rồi", một người đàn ông cao tuổi bức xúc - "Chúng tôi đang mong mỏi vaccine Nga như đợi lộc Thánh đây. Làm ơn hãy nhanh lên!"

42 3 Toi Da Bat Khoc Khi Thay Nguoi Nga Giua Dai Dich Kho Khan Phuong Tay Da Bo Roi Anh Em Slavo

Ảnh: AiF / Georgy Zotov

"Tôi đã bật khóc khi thấy người Nga"

Trong khi đó, người dân Serbia vẫn còn nhớ như in cảm nhận của họ hồi tháng 4 năm ngoái, khi Nga đưa 11 máy bay chở thuốc men viện trợ tới Belgrade, cử 8 đội ngũ nhân viên y tế và một đoàn chuyên gia về hóa chất đến giúp Serbia khử trùng 6 thành phố. Các bác sĩ quân y, các nhà virus học của Nga đã hỗ trợ Serbia thực hiện một lượng lớn xét nghiệm PCR. Ngoài ra, Nga cũng đã tặng Serbia xăng dầu để vận hành các xe cứu thương trong giai đoạn khó khăn.

"Tôi đã xem trên TV cảnh máy bay Nga hạ cánh tại một sân bay gần Belgrade, và trong lòng tôi tràn ngập niềm biết ơn đối với người Nga!", bà Maria Kovachevich, một người phụ nữ đã về hưu, cho biết. "Tôi đã bật khóc và nghĩ rằng: Họ đây rồi, những người bạn thực sự của chúng ta, giống như 100, 200 năm về trước!"

42 4 Toi Da Bat Khoc Khi Thay Nguoi Nga Giua Dai Dich Kho Khan Phuong Tay Da Bo Roi Anh Em Slavo

Ảnh: AiF / Georgy Zotov

Sau đó, Serbia cũng nhận được sự hỗ trợ từ Trung Quốc và hàng hóa viện trợ nhân đạo từ Vương Quốc Anh, trong khi EU là "người bạn" mà Serbia đặt nhiều hy vọng thì lại không ứng cứu họ khi cần.

Cách đây không lâu, EU đã công khai gây áp lực buộc Serbia phải tham gia trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, với 80% dân số Serbia ủng hộ cải thiện quan hệ với Nga, thì điều này là không thể.

Sự thờ ơ của EU đã khiến không ít người dân Serbia cảm thấy thất vọng, ngay cả những người trẻ vốn có hảo cảm với phương Tây và thông thạo tiếng Anh cũng cảm thấy sốc. Số người trẻ quay sang ủng hộ Nga kể từ đại dịch đã tăng lên gấp đôi.

42 5 Toi Da Bat Khoc Khi Thay Nguoi Nga Giua Dai Dich Kho Khan Phuong Tay Da Bo Roi Anh Em Slavo

Ảnh: AiF / Georgy Zotov

"Liệu Nga sẽ giúp đỡ chúng tôi chứ?"

Hiện tại, tình hình COVID-19 ở Serbia có thể gói gọn trong hai chữ: thảm họa. Chính quyền phải ban bố lệnh phạt hành chính, 42 Euro cho mỗi người không đeo khẩu trang. Bên cạnh đó, lệnh "giãn cách cuối tuần" cũng được áp dụng: trừ cây xăng và siêu thị, mọi loại hình kinh doanh khác đều không được phép hoạt động vào 2 ngày cuối tuần trên toàn quốc.

Và một lần nữa, trên các đường phố của Belgrade, tôi lại nghe thấy những câu hỏi: "Liệu những người bạn Nga sẽ giúp đỡ chúng tôi chứ? Liệu họ có cung cấp vaccine cho chúng tôi, hoặc hỗ trợ chúng tôi tự sản xuất vaccine hay không?"

Vài ngày trước, phía Nga đã gửi 20 liều vaccine Sputnik V thử nghiệm đến Belgrade để các bác sĩ Serbia tiến hành nghiên cứu. Nếu loại vaccine này được chấp thuận, thì hy vọng rằng Tổng thống Vucic sẽ nhờ Nga giúp đỡ. Và tất nhiên là Liên bang Nga sẽ không ngần ngại giúp đỡ những người anh em mà họ đã có mối quan hệ hữu nghị từ hàng thế kỷ nay.

Hồng Anh (Theo AIF)

Nguồn: doanhnghieptiepthi.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC