Rất nhiều điểm nóng của đại dịch đã xuất hiện, với tốc độ lây lan rất nhanh.

Những ngày vừa qua, thế giới hướng đến nước Mỹ, với những cuộc biểu tình bạo loạn sau cái chết của George Floyd - nạn nhân người Mỹ gốc Phi thiệt mạng vì bị cảnh sát ghì đầu gối vào cổ. Cộng thêm chuyện tình hình dần được kiểm soát ở các quốc gia bùng dịch sớm, người dân ở một số quốc gia dường như quên đi rằng đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra với tình hình hết sức phức tạp.

Và thực vậy. Trong tuần qua, số ca nhiễm mới trên thế giới đang tăng với tốc độ nhanh chưa từng thấy, khi mỗi ngày có tới 100.000 ca nhiễm mới.

Ngày 30/5, New York Times ghi nhận số ca nhiễm trong ngày ở mức cao nhất từ trước tới nay: 134.064 trường hợp. Phần lớn đến từ những điểm nóng mới của dịch bệnh là các quốc gia ở Mỹ Latin, châu Phi, châu Á và Trung Đông.

42 1 Trong Luc Ai Cung Huong Ve Bieu Tinh Tai My Covid 19 Da Lay Lan Voi Toc Do Nhanh Bac Nhat Tu Truoc Den Nay

Ở thời điểm hiện tại, đã có hơn 6,9 triệu ca nhiễm trên toàn thế giới (số liệu từ worldometer ngày 6/6), và gần 400.000 trường hợp tử vong. Hơn 1/4 tới từ Mỹ, nhưng sự phân bổ này đang thay đổi rất nhanh.

Tại sao con số tăng nhanh như vậy?

Sự gia tăng số ca nhiễm mới một phần đến từ việc hệ thống xét nghiệm hiện tại đã tiến bộ hơn rất nhiều. Tuy nhiên tại nhiều quốc gia, virus SARS-CoV-2 dường như đã lây lan ở diện rộng, với khả năng gây chết người cao.

Tại Brazil - quốc gia lớn nhất trong khu vực Mỹ Latin, số ca tử vong đã lên tới hơn 35.000 người, với gần 1.300 trường hợp ra đi chỉ trong 1 ngày. Quốc gia này hiện đã có 650.000 ca nhiễm, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. 

Peru hiện tại cũng có 187.000 ca nhiễm, dù đã thi hành các biện pháp chống dịch từ rất sớm khi là một trong những quốc gia đầu tiên tại Nam Mỹ ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc theo yêu cầu của thủ tướng Martín Vizcarra. Dù số ca tử vong ghi nhận chính thức chỉ khoảng 5000, nhưng Peru có nhiều hơn 14.000 trường hợp qua đời trong tháng 5 so với cùng ký năm 2019. Điều này cho thấy có nhiều người đã không thể tiếp cận chăm sóc y tế và phải chết tại nhà, cùng một làn sóng dịch bệnh ngầm ở đất nước này.

Ai Cập - quốc gia Arab đông dân nhất, tưởng như đã né tránh được kịch bản tồi tệ nhất của dịch bệnh suốt nhiều tháng qua. Vào đầu tháng 3/2020, Ai Cập xác nhận 45 ca nhiễm trên một chiếc du thuyền. Còn hiện tại, con số đã tăng rất mạnh, lên tới hơn 31.000 trường hợp.

Với hơn 45.000 ca nhiễm, Nam Phi hiện đang là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ dịch bệnh tại châu Phi, và con số vẫn đang tiếp tục tăng lên bất chấp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt từ đầu tháng 3. Lệnh phong tỏa dự tính sẽ được gỡ bỏ trong tháng này, dù số ca nhiễm gia tăng vẫn chưa dừng lại.

Bangladesh hiện cũng đã có 63.000 ca nhiễm. Quốc gia Nam Á trong tháng qua đã phải chịu đựng thêm một thảm họa tự nhiên nữa từ cơn bão Amphan, khiến nhiều cư dân mất nhà cửa. Và trong tuần qua, ca tử vong vì Covid-19 đầu tiên tại một trại tị nạn đã xuất hiện. Đó là tường hợp của một cụ ông 71 tuổi, qua đời khi đang được điều trị trong một trung tâm cách ly.

Theo Trí Thức Trẻ




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC