Quyết định cắt viện trợ quân sự của Mỹ đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai cuộc xung đột, trong khi Ukraine tuyên bố vẫn có thể tiếp tục chiến đấu.

Không ngoài dự đoán, chính quyền Trump đã đình chỉ toàn bộ viện trợ quân sự cho Ukraine, động thái được cho là nhằm tăng tối đa áp lực lên cả Tổng thống Zelensky và châu Âu để thúc đẩy một thỏa thuận "ngừng bắn".

 

1 Trump Dinh Chi Vien Tro Quan Su Cho Ukraine Gay Ap Luc Cho Dam Phan Hoa Binh

Nhiều câu hỏi chưa có lời giải

Điều đáng chú ý là đến thời điểm hiện tại, "kế hoạch hòa bình" cụ thể từ nhóm của Tổng thống Trump vẫn chưa được công bố rõ ràng.

Các chi tiết về thỏa thuận ngừng bắn tiềm năng giữa hai bên vẫn còn là ẩn số, bao gồm cả cơ chế giám sát và xử lý vi phạm nếu có.

Mặc dù hai nội dung then chốt này chưa được thống nhất, việc đình chỉ viện trợ vẫn được tiến hành.

Theo nguồn tin, các chuyến hàng viện trợ quân sự của Mỹ đến Ukraine đã dừng lại vào khoảng 3:30 sáng giờ Kyiv hôm nay.

Donald Trump có bị Putin thao túng?
 
Trump vừa gây sốc khi công khai hạ nhục Tổng thống Ukraine Zelensky tại Nhà Trắng, trong khi lại dành lời khen ngợi cho Putin. Điều này làm dấy lên nghi vấn:
Liệu Trump có đang đi theo kịch bản của Moscow?
 
5 dấu hiệu đáng lo ngại:
 
  1. Quan hệ mờ ám từ 1987: Trump từng ủng hộ việc Mỹ rút quân khỏi các đồng minh – quan điểm mà Moscow rất thích.
  2. Những cuộc gọi bí ẩn với Putin: Trump bí mật trao đổi với Putin nhưng giấu nhẹm với đồng minh.
  3. Luôn được Putin khen ngợi: Trump dễ bị thao túng bởi những lời tâng bốc từ Kremlin.
  4. Putin chọn đúng thời điểm: Chỉ khi Trump trở lại Nhà Trắng, Nga mới sẵn sàng đàm phán hòa bình.
  5. Chiêu bài "ăn hoặc chết" với châu Âu: Một thỏa thuận hòa bình bất lợi có thể khiến phương Tây chia rẽ sâu sắc.
 
Phải chăng Trump đang giúp Putin thực hiện chiến lược chia rẽ phương Tây?
 

Ukraine đối mặt với thách thức mới

Đối diện với tình hình này, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Ukraine vẫn có khả năng đối phó.

Theo các nguồn tin, tổng viện trợ của Mỹ chỉ chiếm khoảng 20% hỗ trợ quốc tế cho Ukraine. Nước này đã chủ động chuẩn bị các mặt hàng nhu yếu phẩm dùng cho quân đội và sản xuất vũ khí.

Mặc dù việc cắt viện trợ có thể gây khó khăn về tên lửa phòng không, nhưng Ukraine được cho là đã tích trữ một số lượng đáng kể từ trước. Hơn nữa, năng lực tác chiến điện tử của Ukraine cũng được đánh giá cao.

Hướng đi trong tương lai

Một số nhà quan sát cho rằng khi Mỹ cắt viện trợ, điều này có thể đồng nghĩa với việc Ukraine không còn bị ràng buộc bởi các hạn chế về tác chiến tầm xa và chia sẻ thông tin tình báo mà Washington từng áp đặt.

Nhiều ý kiến cho rằng Ukraine cần tiếp tục đường lối độc lập, tránh phụ thuộc quá mức vào bất kỳ quốc gia nào và tập trung vào việc tăng cường khả năng phòng thủ cũng như đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao đa phương.

Lê Hải Yến - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC