Theo tờ Taiwan News, trong một tuyên bố với đài phát thanh Eo Biển (Voice of the Strait), Trung Tướng Vương Vệ Tinh đầu tiên nói về 5 nguyên nhân khiến người dân Đài Loan đã “mất quyền biết được sự thật” kể từ khi chính quyền dân tộc chủ nghĩa của Quốc Dân Đảng thành lập tại đảo Đài Loan sau khi để thua Trung Quốc đại lục vào tay Đảng Cộng sản.
Ông Wang nói rằng hòn đảo tự trị không hiểu được đề xuất “một quốc gia, hai chế độ” là gì, bởi vì: một, hệ thống giáo dục chống cộng lâu đời của chính quyền Đài Loan, hai, ảnh hưởng xấu của ý thức hệ ly khai đòi Đài Loan độc lập; ba, chưa sẵn sàng thống nhất và bác bỏ bất kỳ kế hoạch thống nhất nào; bốn, truyền thông bị định hướng sai; năm, thiếu phổ biến thông tin về ‘một quốc gia, hai chế độ’ để người Đài Loan có thể hiểu về nó.
10 điều kiện ưu tiên của tướng Wang đưa nếu Đài Bắc đồng ý thống nhất dưới lá cờ Trung Quốc bao gồm:
- Đài Bắc được phép duy trì chính phủ của riêng mình, dưới sự chỉ đạo của chính quyền trung ương Bắc Kinh. Đài Loan có thể được gọi là Đặc khu Đài Loan của CHDCND Trung Hoa, được có “Luật cơ bản” giống như Hồng Kông và không cần có sự hiện diện của quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc Quân đội Trung Quốc;
- Mặc dù các đại diện của Đài Loan được hoan nghênh tham dự chính trị tại đại lục, chính quyền trung ương cho phép Đài Bắc tự soạn thảo luật pháp miễn là không can thiệp tới khái niệm “thống nhất” hoặc chủ quyền.
- Đài Loan được duy trì quyền hành pháp độc lập;
- Đài Loan được duy trì quyền tư pháp độc lập với Bắc Kinh;
- Đài Loan được sử dụng tên Đài Bắc hoặc Đài Loan, Trung Quốc để đối ngoải; tuy quyền lực ngoại giao cao nhất vẫn thuộc về Bắc Kinh;
- Trung Quốc sẽ bảo vệ Đài Loan trước các mối đe dọa từ bên ngoài và Đài Loan vẫn được duy trì quân đội của mình;
- Về tài chính, Đài Loan không phải nộp thuế cho Bắc Kinh mà còn được trợ cấp nếu có yêu cầu;
- Đài Loan được phép in tiền riêng, với tỷ lệ hối đoái riêng và kho dự trữ ngoại hối độc lập;
- Đài Loan có thể lập chế độ thuế phí riêng và tự quyết về thương mại;
- Đài Loan được quyền in hộ chiếu riêng và các quyền của hòn đảo này, như quyền sở hữu đất đai cá nhân và tự do tôn giáo sẽ được tôn trọng đầy đủ;
Khái niệm “một quốc gia, hai chế độ” được đưa ra bởi lãnh đạo Đặng Tiểu Bình và sau được áp dụng tại 2 thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha và của Anh là Macau và Hồng Kông. Hai khu vực này được hứa hẹn giữ lại nhiều quyền tự trị mà người đại lục không có, tuy nhiên ngày càng có nhiều người lên án việc Bắc Kinh thất hứa và làm xói mòn các quyền dân chủ tại Hồng Kông.
Hôm 2/1, ông Tập Cận Bình lại một lần nữa hứa hẹn “một quốc gia, hai chế độ” đối với Đài Loan. Ông Tập nhấn mạnh rằng Đài Loan “phải, và sẽ” được thống nhất với đại lục, dù có bằng vũ lực.
Cùng ngày hôm đó, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đáp trả đề nghị của ông Tập rằng Đài Loan sẽ “không bao giờ chấp nhận một quốc gia, hai chế độ”, phần lớn công luận Đài Loan cũng phản đối đề xuất này.
Nguồn: Trọng Đạt
Tri thức Việt Nam