Nhận định này do Peter Navarro, giáo sư trường đại học tổng hợp California đưa ra trong bài phân tích gửi tạp chí The National Interest (NI) của Mỹ xuất bản hồi tháng 4/2016.
Lĩnh Mỹ tại căn cứ quân sự ở Apsganistan (nguồn Ria Novosti).
Theo ông Peter Navarro, một trong những nguyên nhân chính giúp Mỹ đạt được các thành công quân sự trong quá khứ là do Mỹ có một hệ thống tổ hợp công nghiệp - quốc phòng phát triển. Nền kinh tế Mỹ giai đoạn đầu Thế chiến lần 2 là nền kinh tế rất phát triển. Quy mô nền kinh tế Mỹ khi đó gấp hai lần so với quy mô cả nền kinh tế của Đức quốc xã và kinh tế Nhật Bản cộng lại.
Sự phát triển về kinh tế và những thành công về quân sự luôn gắn chặt với nhau. Nhờ có tiềm lực kinh tế vững chắc mà các nhà máy chiến lược của Mỹ đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí, xe tăng, tàu chiến hiện đại với số lượng đủ để cung cấp cho các lực lượng quân đội Mỹ tham chiến.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, theo Peter Navarro, phần lớn các nhà máy chiến lược này đã bị đóng cửa để thay thế bằng các ngành sản xuất khác. Chính sự thay đổi này đã tạo ra vấn đề chiến lược lớn đối với Washington. Nếu như chiến tranh quy mô lớn xảy ra, các nhà máy sản xuất của Mỹ sẽ không thể tạo ra ưu thế như trước.
“Trên thực tế, trong khi 60 nhà máy đóng tàu lớn nhất Trung Quốc đang hoạt động cả ngày lẫn đêm để đóng thêm nhiều tàu ngầm và chế tạo nhiều máy bay tác chiến thì rất nhiều nhà máy đóng tàu của Mỹ hoặc là bị phủ bụi, hoặc là đã bị đóng cửa”- Peter Navarro nhấn mạnh.
Hiện nay, việc sản xuất hoàng loạt mẫu tiêm kích thế hệ 5 trên nền tảng là các máy bay F-22 và F-35 đang được thực hiện ở Chandu ở Trung Quốc. Trong khi đó, chương trình sản xuất F-22 đã bị dừng lại và việc sản xuất F-35 đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về tài chính và kỹ thuật. Trong khi đó, chương trình vũ trụ của Mỹ cũng đang dậm chân tại chỗ, còn Trung Quốc lại đang thiết lập hệ thống định vị toàn cầu riêng của mình.
Peter Navarro cho rằng nếu như các chuyên gia kinh tế và các chuyên gia an ninh quốc gia của Mỹ không ngừng “ảo tưởng” rằng các lợi ích của Mỹ là không thể đụng đến thì tổ hợp công nghiệp - quốc phòng của Mỹ sẽ không thể được khôi phục. Khi đó, nếu xảy ra chiến tranh quy mô lớn thì Quân đội Mỹ sẽ “chẳng có gì” để đối phó với đối phương.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Ria-Novosti, một trong những hãng tin lớn và uy tín nhất tại Nga cũng như trên thế giới.
Theo Đức Dũng (Infonet)