Cả hai đảng lớn ở Anh là Bảo thủ và Lao động đều ủng hộ động thái này, nhằm giải quyết tình trạng thiếu nội tạng để cấy ghép.

Hôm 23/2, Anh đã thực hiện một bước đi quan trọng để biến tất cả người trưởng thành thành người hiến tạng giả định, trừ khi họ có hành động cụ thể để không tham gia.

Động thái này sẽ đưa Anh vào danh sách các nước đã thông qua chính sách tương tự để giải quyết tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn tạng cấy ghép.

Vương quốc Anh muốn biến tất cả người trưởng thành thành người hiến tạng - 0

Thẻ hiến tạng của Cơ quan Cung cấp Dịch vụ y tế quốc gia Anh. (Ảnh: AP)

Hạ viện đã nhất trí việc gửi dự luật hiến tạng cho một ủy ban, nơi sẽ soạn thảo phiên bản cuối cùng của dự luật.

Mặc dù vẫn có thể phải đối mặt với những trở ngại về mặt thủ tục, nhưng dự luật đạt được sự ủng hộ của một liên minh hiếm hoi gồm chính quyền đảng Bảo thủ, lãnh đạo đảng Lao động đối lập, và hiệp hội y tế Anh, cho thấy cơ hội nó được thông qua là khá cao.

Geoffrey Robinson, nhà lập pháp đảng Lao động – người đã tài trợ cho dự luật, cho biết:

“Tôi hiếm khi nhìn thấy một sự hỗ trợ nhất trí như vậy. Điều này sẽ cứu được nhiều mạng sống”.

Sự thay đổi này sẽ áp dụng ở England của Anh. Nghị viện Scotland cũng đang xem xét chuyển sang một hệ thống chọn không tham gia, trong khi Bắc Ireland yêu cầu sự đồng ý rõ ràng. Xứ Wales đã có ý chấp thuận cho hiến tạng từ năm 2015.

Hàng chục quốc gia có luật “giả định đồng ý”, theo đó những người không muốn hiến tạng phải thực hiện các bước chính thức để không tham gia đóng góp.

Mặc dù một số quy tắc này đã được áp dụng trong nhiều thập kỷ, hầu hết đã được thông qua trong những năm gần đây; một hệ thống không tham gia đã có hiệu lực tại Pháp vào năm ngoái, và Quốc hội Hà Lan đã thông qua trong tháng này.

Tại Mỹ, để hiến tạng người ta phải điền vào mẫu đơn hoặc đăng ký trực tuyến, hoặc gia đình họ phải chấp thuận; một số tiểu bang đã xem xét các dự luật chọn không tham gia, nhưng cho đến nay chưa tiểu bang nào triển khai.

Mặc dù các cuộc điều tra dư luận cho thấy đa số người dân ở các nước phát triển ủng hộ hiến tạng, họ lại ít khi đăng ký làm người hiến tạng, và hàng ngàn người trên thế giới chết mỗi năm trong khi chờ đợi thận, tim, gan, phổi và các mô khác.

Các quốc gia châu Âu với tỷ lệ quyên góp cao nhất như Bỉ, Bồ Đào NhaTây Ban Nha đã có luật về hiến tạng giả định từ lâu. Nhưng ở một số nước, như Thụy Điển, các luật như vậy vẫn chưa tạo ra mức đóng góp cao.

Một  trường hợp đáng chú ý, Trung Quốc là một nước không có luật hiến tạng giả định, nhưng số ca cấy ghép tạng ở nước này lại rất cao. Theo một báo cáo của WOIPFG, ước tính 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép mỗi năm tại Trung Quốc kể từ năm 2000.

“Năm 1999, họ có khoảng 150 trung tâm cấy ghép nội tạng. 6-7 năm sau đó họ đã có 600 trung tâm cấy ghép. Đây là mức tăng 300% trong khoảng thời gian ngắn nhưng không có một chương trình hiến tạng nào”, Bác sỹ Torsten Trey, Giám đốc Điều hành, Hiệp hội Các bác sỹ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH), cho biết.

Các nhà điều tra khẳng định Trung Quốc có kho nội tạng sống khổng lồ là những người dân vô tội. Phần lớn trong số đó là những người tập Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, môn khí công gồm 5 bài tập và các bài giảng về nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Ngoài ra, các nhóm nạn nhân khác bao gồm người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người theo Cơ Đốc giáo.

 

 

Nguồn: Trung Dung

DKN.TV




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC