Cuộc sống thiếu nữ hiện nay nhiều lúc gợi nhớ tới võ đài cho các đấu sĩ nữ môn đấm bốc.

Trên nền tảng đạo đức xã hội hôm nay, nhiều nữ “đầu gấu” ở tuổi đôi mươi thậm chí còn có thể thể hiện mình như biểu tượng của “duyên dáng” và “nghĩa hiệp”.

Người Đức đang điều trị căn bệnh xã hội này bằng… truyện cổ tích, đồ chơi cho trẻ em và các kiến thức nữ công gia chánh.

Bạo lực thiếu nữ và giải pháp kiểu Đức - 0

Kể từ đầu thời suy thoái, các nhà xã hội học Đức nhận thấy một đợt sóng vũ lực trùm lên bé gái và thiếu nữ.

Thậm chí, đã xuất hiện cả từ lóng “macha” – “nữ cao thủ”, có xuất xứ từ “macho”, chỉ các đầu sỏ giang hồ ngày xưa, và dĩ nhiên là đàn ông.

Thiếu nữ hiện đang bộc lộ sự hung hãn, thô thiển hơn cả các bạn trai và đang tìm cách giải quyết tranh chấp thuần tuý bằng vũ lực.

Nếu như “ngày xưa” các em gái tìm cách mách cha mẹ, thầy cô, hay anh em trai mỗi lần có xích mích với bạn cùng trang lứa, thì nay, con tạo đã xoay về hướng khác.

Các cô “macha” để tỏ ra có “tự tin”, “cá tính”, đang cố gắng học các môn võ đối kháng. Đây đâu còn là thời của “nhu đạo”, nên họ tìm những môn võ không thuần tuý tự vệ, mà cho phép đánh gục đối thủ ngay từ khi ra đòn đầu tiên.

Để răn đe, trấn áp, họ sử dụng ngay khi vừa mở miệng những từ ngữ có thể làm đám lính tẩy xưa phải giật mình. Và không còn giới hạn nào cho kho từ ngữ này: các “nữ cao thủ” dùng nó cả trong trường học lẫn đời thường.

Đó cũng là hồi kèn xung trận khi họ lao vào cuộc đánh lộn, ẩu đả. Như số liệu thống kê đã chỉ ra, trong vòng 15 năm lại đây, số lượng em gái ở tuổi thành niên phạm tội bạo hành ở nước Đức mới đã tăng tới 4 lần.

Có thể dẫn Neukölln như một trong những khu vực “nóng” của Berlin về mặt “bạo lực thiếu nữ”.

Ở đây. người gốc Đức khá ít, dân chúng chủ yếu là người nhập cư, đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và các nước cộng hoà từng thuộc Liên Xô.

Nhiều người trong họ đến từ chốn thôn làng hay tỉnh lẻ. Không ít bậc cha mẹ lần đầu tiên nếm trải cuộc sống đô thành.

Tình trạng “trọng nam khinh nữ" vẫn được xem là hiện trạng của không gian Hồi giáo. Còn các nước thuộc Liên Xô luôn có di sản “thiếu nam nhi” do lịch sử để lại, từng có nhiều cuộc đấu “tranh giành bạn trai” dưới mọi hình thức, để lại dấu ấn trong văn học và trên truyền thông.

Và nhiều thành phố Trung Âu đang trở thành nơi hẹn hò đột ngột của nền dân chủ kiểu phương Tây với truyền thống bị chèn ép, hay những tranh chấp cùng giới khốc liệt lâu đời, dẫn tới một bất ổn xã hội vượt ra khỏi khuôn khổ của pháp lý và đạo lý. 

Theo Der Spiegel.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC