Khi Thủ tướng Đức Angela Merkel đang hướng tới một chiến thắng trong lần tái tranh cử sắp tới, các chính đảng Đức cạnh tranh với bà đang chĩa mũi nhọn vào một vấn đề: Nga.

 

Các chính đảng đối thủ- có thể sắp trở những đối tác liên minh tiềm năng đang thúc đẩy bà Merkel có lập trường mềm dịu hơn đối với Nga.

Bốn trong số năm đảng có thể tham gia vào Quốc hội Đức dưới sự lãnh đạo từ khối bảo thủ do bà Merkel lãnh đạo ủng hộ cách tiếp cận thân thiện hơn với Moscow.

Do đó, cuộc bỏ phiếu lần này có thể ảnh hưởng tới chính sách về Nga của liên minh cầm quyền tại Đức trong tương lai - bằng cách gây sức ép lên bà Merkel nới lỏng đường lối tương đối cứng rắn hiện tại.

Cục diện bầu cử Đức

Trong các cuộc thăm dò mới nhất, Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) trung hữu của bà Angela Merkel sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 24/9 tới, dẫn trước đảng SDP với tỉ lệ lần lượt là 37% và 23%.

Tuy nhiên, CDU không có khả năng đảm bảo đa số ghế trong Quốc hội và sẽ cần một liên minh hợp tác để cầm quyền- do đó chính sách của các bên khác sẽ trở thành một yếu tố ảnh hưởng tới đường lối chính phủ tiếp theo của Đức.

Trong chiến dịch tranh cử, bà Merkel đã mắc kẹt với lập trường về Nga. Chấp nhận việc Nga sáp nhập Crimea sẽ giống như phương Tây chấp nhận sự chia rẽ của nước Đức, bà nói trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào cuối tuần qua. Một điều cốt lõi trong chính sách đối ngoại của bà Merkel là phản đối điều bà cho là hành động bất hợp pháp của Nga tại Ukraine.

Bầu cử Đức: Yếu tố Nga xoay vần thế trận quyền lực Merkel - 0Bà Merkel vốn có chính sách cứng rắn với Nga về vấn đề Crimea và Ukraine. (Nguồn: Press Pool)

Tuy nhiên, các chính đảng đối thủ lớn của bà không đồng thuận với lập trường trên. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel, thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội SPD trung tả, nói rằng châu Âu nên hạ thấp rào cản về thời điểm có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga và đã bảo vệ lập trường này trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Nga RT.

Christian Lindner của Đảng Dân chủ Tự do FDP – chính đảng đang chạy đua để gia nhập chính phủ tiếp theo của Merkel, đã nhận được sự hoan nghênh từ đảng cánh Tả (một bộ phận SPD ly khai) sau khi ông nói phương Tây nên chấp nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea như là một "điều khoản tạm thời cho lâu dài".

Trong khi đó, đảng chống người nhập cư Con đường khác cho nước Đức (AfD) đã coi Moscow là đồng minh quan trọng để chấm dứt di dân.

"Chúng tôi chỉ có thể chặn con đường người tị nạn từ châu Á và Afghanistan đang cố gắng tới đây bằng cách làm việc với Nga", ứng cử viên AfD Alexander Gauland nói với đám đông ủng hộ, trong đó có nhiều người nhập cư người Đức gốc Liên Xô cũ. "Chúng ta cần Nga như một bệ phóng chống lại cuộc xâm lăng của Hồi giáo."

Sức ép về Nga gia tăng lên bà Merkel

Theo Wall Street Journal, mặc dù bà Merkel có thể chịu áp lực từ các đối tác trong tương lai để làm dịu đi lập trường của họ, nhưng bà không thể giữ y nguyên những hành động cứng rắn của mình.

Tuy nhiên, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Berlin đối với Nga cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng của Liên minh châu Âu EU để duy trì một lập trường thống nhất chống lại Kremlin.

Thủ tướng Đức đóng vai trò hàng đầu từ năm 2014 trong việc xây dựng các biện pháp trừng phạt của EU chống lại Nga với cáo buộc can thiệp vào Ukraine, và Đức đã thúc đẩy cả khối này, vượt qua sự bất đồng từ một số thành viên, duy trì chúng.

Trong số các đối tác tiềm năng của bà Merkel, chỉ có Đảng Xanh ủng hộ lập trường của bà trong việc tiếp tục các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga cho tới thỏa thuận hòa bình về Ukraine được thực hiện đầy đủ.  

Tuy nhiên, ông Gabriel nói tuần trước rằng việc thực hiện thỏa thuận hòa bình hoàn toàn sớm tại Ukraine là không thực tế và mối quan hệ với Moscow cần được cải thiện trước đó.

Ông Gabriel, đồng minh của ứng viên SPD Martin Schulz, nói:

"hãy xúc tiến ít nhất hai việc là thực hiện thỏa thuận ngừng bắn và rút vũ khí hạng nặng tại chiến trường. Và sau đó thực hiện hai điều khác để đáp lại: dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và giúp khôi phục lại phía đông Ukraine".

Ông Lindner, thành viên của FDP – đảng có tỉ lệ bỏ phiếu khoảng 9% và là ứng cử viên tham gia chính phủ tiếp theo, cho biết hồi tháng trước rằng cuộc tranh chấp về việc Nga sáp nhập Crimea cần phải được đặt ra ngoài để hướng tới "những tiến bộ trong các vấn đề khác."

Ông đã nhận được lời khen ngợi từ Sahra Wagenknecht, chính trị gia hàng đầu của đảng Cánh Tả– bên thậm chí còn muốn thay thế Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO bằng một liên minh khác bao gồm Nga.

Các quan chức Đức cho biết, một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất về những biến động trong chính sách với Nga của Đức là hơn một triệu người Đức gốc Liên Xô cũ đang sinh sống tại đây.

Theo truyền thống, các cử tri này vốn ủng hộ mạnh mẽ đảng CDU của bà Merkel. Nhưng tại Buckenberg, nơi có nhiều người Đức gốc Nga sinh sống, 43,2%  đã bỏ phiếu cho AfD trong cuộc bầu cử năm ngoái, trong khi sự ủng hộ cho CDU giảm mạnh từ 56% xuống 21% trong năm 2011.

Thông điệp của AfD ở đây đã kết hợp việc cải thiện quan hệ với Nga với lập trường cứng rắn chỉ trích đạo Hồi.

Trong khi bà Merkel có tỉ lệ ủng hộ hơn 60%, các đối thủ trong chiến dịch của bà đã phải vật lộn để tìm ra các vấn đề để chỉ trích bà. Cùng với việc ngày càng nhiều người Đức lo ngại về mối quan hệ căng thẳng với Moscow, nhiều chính đảng đã chọn vấn đề về Nga như là một cách để ghi điểm.

Nguồn: Báo Tổ Quốc




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC