Trong suốt 14 năm, bọn chúng đã thực hiện một chiến dịch thanh trừng sắc tộc kiểu chủ nghĩa phát xít mới lâu nhất trong lịch sử Đức thời hậu chiến. Một phiên tòa gần đây cho thấy nhức nhối còn tiềm ẩn trong lòng xã hội Đức hiện nay.

Một buổi sáng năm 1999, Mehmet O. dọn dẹp quán bar ở Nürnberg, nước Đức nơi anh làm chủ dù chỉ mới 18 tuổi. Trong phòng tắm nam, anh tìm thấy một chiếc đèn pin.

Chạm vào đó, Mehmet O. chỉ kịp cảm thấy một lực đẩy hất văng ra ngoài cửa quán rồi ngất đi. Vài ngày sau, 2 sĩ quan cảnh sát Đức đến điều tra sự việc liên quan đến chàng trai trẻ có cha mẹ là người nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ này.

Hai cảnh sát nói với anh rằng, nếu thiết bị nổ bị kích hoạt đúng cách, Mehmet O. sẽ không còn giữ được tính mạng. Sau đó, họ bắt đầu thẩm vấn anh về việc liệu anh có đưa cho ai “tiền bảo kê” hay không và cho rằng đây có thể là sự trả thù của một số băng đảng tội phạm có tổ chức tại địa phương.

15 năm sau, cũng 2 sỹ quan đó liên lạc lại với Mehmet O.

Họ nói rằng, hóa ra, quả bom đèn pin trong phòng vệ sinh của quán bar ngày đó không phải do mafia mà là bởi Chủ nghĩa xã hội quốc gia ngầm (NSU), một nhóm khủng bố phát xít đã không bị phát hiện suốt 14 năm qua.

Đầu tháng 7-2018, thành viên duy nhất còn sống sót của nhóm - Beate Zschäpe, 43 tuổi, đã bị kết án tù chung thân vì tội giết 10 người, gây ra 2 vụ đánh bom, một số vụ giết người và cướp vũ trang. Công tố viên liên bang đã xác định mạng lưới NSU có liên quan đến 3 trụ cột chính: Beate Zschäpe, bạn trai bà ta Uwe Böhnhardt và bạn của họ Uwe Mundlos. Hai người đàn ông trong nhóm mất mạng sau một vụ cướp ngân hàng năm 2011.

42 1 Bi Mat Cua Nhom Giet Nguoi Nhap Cu Hoat Dong Ngam Suot 14 Nam O Duc

Foto: Beate Zschäpe - thành viên duy nhất còn lại của bộ ba “đầu não” nhóm NSU tại tòa án tối cao ở München hôm 10-7-2018

Nguồn gốc của bộ ba khủng bố

Trở lại những năm 1990 khi văn hóa của những “kẻ đầu trọc” bắt đầu nhen nhóm ở thành phố Jena, miền Đông Đức, cũng là quê hương của NSU. Khi đó, nước Đức mới thống nhất và một số người trẻ chọn tư tưởng của Đức quốc xã như một cách phản ứng. Tại Jena, người ta tránh những khu phố hay tuyến đường có những kẻ đầu trọc vốn tỏ rõ sự thù hận với những người nhập cư mới đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon...

Thời gian đó, các cuộc tấn công nhằm vào nhà dành cho người tị nạn xảy ra ở một số thành phố. Nước Đức đã bị sốc khi 2 cô gái người Lebanon bị thương nặng do nhà của họ bị đốt, 3 người thiệt mạng tại Mölin, và 5 người khác ở Solingen. Trong một sự việc gây chấn động khác, những kẻ đầu trọc đã bao vây một ngôi nhà của người tị nạn trong vùng lân cận Lichtenhagen.

Hai năm sau, Chủ nghĩa xã hội quốc gia ngầm (NSU) gây ra vụ giết người đầu tiên, giết chết Enver Simsek, một người bán hoa có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ, ở Nürnberg. Chúng bắn tiếp 8 người đàn ông, tất cả đều sở hữu các doanh nghiệp nhỏ, trong đó 7 người gốc Thổ Nhĩ Kỳ và 1 người xuất thân từ Hy Lạp. Mỗi người đều bị bắn vào đầu từ cùng một khẩu súng. Cảnh sát Michèle Kiesewetter ở Heilbronn là nạn nhân cuối cùng được biết đến, cô bị bắn bằng một khẩu súng khác.

Tại Jena, cảnh sát đã nhiều lần kiểm tra Zschäpe và phát hiện cô ta mang theo vũ khí như dao găm nhưng người này không bao giờ bị bắt. Zschäpe nhiễm tư tưởng phát xít khi gặp bạn trai đầu tiên Uwe Mundlos. Sau đó, Zschäpe bỏ Mundlos, chuyển sang người bạn thân nhất của anh ta Uwe Bönhardt, cũng là một kẻ cực kỳ cực đoan và có chung ý tưởng về khủng bố những người nhập cư.

Năm 1998, 3 đối tượng này thành lập nhóm hoạt động ngầm, dẫn dắt cộng đồng những kẻ đầu trọc. Cảnh sát nhanh chóng đột kích căn hộ của chúng và phát hiện ra một “nhà máy sản xuất bom” với các quả bom ống chưa có kíp nổ cùng với 1,4kg TNT được đặt trong một nhà để xe do Zschäpe đứng tên thuê.

Hai năm sau, NSU gây ra vụ giết người đầu tiên, giết chết Enver Simsek, một người bán hoa có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ, ở Nürnberg. Chúng bắn tiếp 8 người đàn ông, tất cả đều sở hữu các doanh nghiệp nhỏ, trong đó 7 người gốc Thổ Nhĩ Kỳ và 1 người xuất thân từ Hy Lạp. Mỗi người đều bị bắn vào đầu từ cùng một khẩu súng. Cảnh sát Michèle Kiesewetter ở Heilbronn là nạn nhân cuối cùng được biết đến, cô bị bắn bằng một khẩu súng khác.

Khi các thành viên gia đình nạn nhân của NSU đến dự phiên tòa, họ muốn hiểu tại sao những người thân của họ bị giết. Nhưng khi hình ảnh của các thi thể được chiếu lên, Zschäpe chỉ nhìn đi chỗ khác. Đối tượng này cũng giữ im lặng suốt 5 năm qua.

Mâu thuẫn trong lòng xã hội Đức

Trước đó, văn phòng công tố viên liên bang đã yêu cầu lực lượng chức năng của tất cả các bang báo cáo bất kỳ trường hợp nào có thể có liên quan đến mạng lưới khủng bố phát xít mới nhưng nhà chức trách ở thành phố Nürnberg, nơi từng có 3 người gốc Thổ Nhĩ Kỳ bị nhóm NSU bắn chết đã không nghĩ đến quả bom “chưa được giải quyết” trong quán bar của Mehmet O. Tuy vậy, một trong những đối tượng bị cáo buộc trợ giúp bộ ba này có khai về vụ đánh bom mà các công tố viên chưa từng nghe tới, đó là Böhnhardt và Mundlos từng khoe khoang rằng đã đặt bom đèn pin trong một cửa hàng ở Nürnberg, nhưng trường hợp của Mehmet O. không được đưa vào phiên xử thành viên nòng cốt của NSU.

Một vài năm sau vụ đánh bom năm 1999, Mehmet O. rời Nürnberg. Anh đã lớn lên ở thành phố này, nhưng kể từ khi vết thương đã lành, mỗi lần ra ngoài anh vẫn cảm thấy không thoải mái. Anh thường nhìn trước ngoái sau 3 lần xem có ai rình rập sau mình không, thậm chí không muốn công khai tên thật của mình.

Thực tế, cảnh sát đã theo dõi Mehmet O. vào năm 2013. Họ nói rằng bọn khủng bố đã gắn bom vào quán bar của anh như một thử nghiệm. “Nếu một khách hàng hay bất cứ ai khác là người bật quả bom đèn pin hôm đó, chắc chắn cảnh sát sẽ nghi ngờ tôi”, anh suy đoán.

Khi vụ điều tra được mở lại, cảnh sát đã trưng ra cho Mehmet O. ảnh của 115 người. Mehmet O. chỉ vào một bức ảnh 3 lần.

“Tôi nhớ như in người phụ nữ này”, anh nói với họ. Anh khẳng định cô ta đã đến quán bar của anh. Các nhà điều tra cảm ơn anh, nhưng họ giữ bí mật rằng người phụ nữ mà anh chỉ chính là bạn thân của Beate Zschäpe. Người phụ nữ đó, Susann Eminger đang bị điều tra về các mối liên hệ của cô ta với NSU, và chồng Susann, Andre Eminger, đã ra tòa cùng với Zschäpe. Anh ta bị cáo buộc thuê xe để những kẻ khủng bố lái xe vòng quanh nước Đức.

Beate Zschäpe không trực tiếp tham gia vào các vụ giết người của NSU nhưng thẩm phán đã phán quyết rằng cô ta là một kẻ đồng lõa với “tầm quan trọng thiết yếu”.

Như thường lệ đối với phụ nữ trong các nhóm tân phát xít, bà ta làm nhiệm vụ hậu cần và cung cấp tiền mặt, tài sản. Những người hàng xóm cũ của bà ta đến tòa để làm chứng cho biết, họ nghĩ Zschäpe là “người tốt” bởi vì cô trả tiền rượu cho họ tại cửa hàng giảm giá trong khi hai người đàn ông xăm trổ tránh tiếp xúc với họ bằng mắt. Dù sao thì người đàn bà này cũng phải nhận bản án cao nhất của tòa án Đức.

Khi Beate Zschäpe nghe tòa tuyên án chung thân, mặt bà ta lạnh tanh. Vụ Zschäpe đã được phơi bày nhưng nó cũng ẩn chứa vấn đề nhức nhối mà nước Đức vẫn đang phải đối mặt: chủ nghĩa phát xít mới. Nhiều người Đức đã tuần hành kêu gọi cần phải mạnh tay hơn nữa với các đối tượng ủng hộ chủ nghĩa phát xít mới hoặc cần thêm biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin.

 

Nguồn: Yến Chi

An ninh thủ đô




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC