Theo đó trong khoảng thời gian sắp tới Quân đội Đức sẽ cử các đơn vị đặc nhiệm của nước này đến vùng biển một số nước châu Phi để chống cướp biển.
Trong thời gian gần đây Quân đội Đức đã tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận chống cướp biển tại các căn cứ hải quân của nước này, nhằm đào tạo các binh sĩ của nước này có thêm các kỹ năng cần thiết dành cho nhiệm vụ chống cướp biển mà họ sẽ phải thực hiện trong thời gian sắp tới. Nguồn ảnh: Chosul.
Các cuộc diễn tập quy mô trên bao gồm nhiều tình huống tác chiến như đổ bộ lên tàu vận tải cỡ lớn từ trực thăng hoặc từ xuồng cao tốc và cách tiếp cận các phương tiện cỡ nhỏ trên biển. Nguồn ảnh: Chosul.
Chống cướp biển được đánh giá là một trong những nhiệm vụ khó khăn của hải quân nhiều nước trên thế giới hiện nay, do các nhóm cướp biển thường hành động rất liều lĩnh sẵn sàng đáp trả khi bị trấn áp.
Lực lượng hải quân các nước phải khôn khéo trong các tình huống như trên nhằm tránh ảnh hưởng đến con tin cũng như phương tiện mà chúng đang bắt làm con tin. Nguồn ảnh: Chosul.
Các hoạt động cướp biển tại khu vực châu Phi mà cụ thể là vùng biển Somali và các khu vực lân cận đang diễn ra ngày càng phức tạp bất chấp nổ lực ngăn chặn của liên minh chống cướp biển tập hợp hải quân của nhiều quốc gia. Nguồn ảnh: Chosul.
Tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới đi qua kênh đào Suez và qua vùng biển Đỏ tới vịnh Aden luôn là nơi các nhóm cướp biển hoạt động mạnh nhất, vì các tàu hàng đi qua khu vực này thường có giá trị cực kỳ lớn. Nguồn ảnh: Chosul.
Điểm gây khó khăn lớn nhất cho các lực lượng chống cướp biển đó là họ không được phép sử dụng vũ khí hạng nặng trong quá trình thực thi nhiệm vụ do lo ngại sẽ gây ra thiệt hại cho các tàu buôn. Nguồn ảnh: Chosul.
Do vậy, ưu thế về trang thiết bị của lực lượng chống cướp biển sẽ không còn và họ sẽ phải đối đầu với lực lượng cướp biển hung hăng có trang bị gần như tương đương với vũ khí cá nhân bao gồm súng trường tấn công và thậm chí là cả súng chống tăng. Nguồn ảnh: Chosul.
Theo yêu cầu của NATO về việc tăng chi ngân sách quốc phòng, các nước thuộc khối quân sự này sẽ phải chi đủ 2% GDP của mình cho các hoạt động quân sự chung của khối. Nguồn ảnh: Chosul.
Điều đó đồng nghĩa với việc các hoạt động quân sự của khối NATO sẽ tăng lên đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng, trongg đó cả các hoạt động chống cướp biển ở những vùng biển nằm ngoài lãnh thổ châu Âu. Nguồn ảnh: Chosul.
Trang bị của lực lượng chống cướp biển Đức chỉ bao gồm các loại súng tiểu liên như MP5. Đây là loại súng tiểu liên có tốc độ bắn nhanh, sử dụng cỡ đạn 9mm và nhỏ gọn, rất thích hợp trong tác chiến ở điều kiện chật chội. Nguồn ảnh: Chosul.
Nhiều chuyên gia phân tích quân sự cho rằng khi sử dụng các loại súng tiểu liên như MP5 để đối đầu lại với các khẩu súng trường tấn công AK-47 thứ vũ khí thường thấy của bọn cướp biển thì ưu thế sẽ thuộc về lực lượng chống cướp biển do ở không gian hẹp, khả năng xoay sở của những khẩu AK-47 sẽ kém hơn so với những khẩu súng tiểu liên. Nguồn ảnh: Chosul.
Trong tương lai, rất có thể lực lượng chống cướp biển của NATO sẽ được trang bị nhiều loại súng nhỏ gọn hơn nữa để phù hợp với môi trường tác chiến bên trong những tàu chở hàng-mục tiêu rất "ngon ăn" của những tên cướp biển. Nguồn ảnh: Chosul.
Nguồn: Kiến thức/ Chosul