Nền kinh tế lớn nhất của EU này từ lâu đã phản đối áp mức giá trần khí đốt do EU đề xuất, vốn được thúc đẩy mạnh mẽ của 15 nước thành viên EU khác.
Đức đã nhận được sự nhượng bộ để đổi lấy việc ủng hộ áp mức giá trần khí đốt của EU. Ảnh: EPA.
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 9/1, sau nhiều tháng phản đối,
Nền kinh tế lớn nhất của EU này từ lâu đã phản đối mức giá trần khí đốt do EU đề xuất, vốn được thúc đẩy mạnh mẽ của 15 nước thành viên EU khác.
Đức, quốc gia đã mất nguồn cung khí đốt giá rẻ của Nga vào năm ngoái sau cuộc xung đột ở Ukraine, lo ngại đề xuất trên của EU sẽ hạn chế khả năng các công ty Đức tìm nguồn cung cấp thay thế trên thị trường khí đốt toàn cầu.
Thay vào đó, Berlin muốn EU tài trợ cho việc thăm dò “các mỏ khí đốt mới” ở nước ngoài và đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo. Với việc tài trợ cho các dự án khí đốt mới gặp khó khăn, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cuối cùng đã nhượng bộ trước áp lực về mức trần giá khí đốt của EU.
Nhưng đổi lại, ông Scholz cũng nhận được một số nhượng bộ. Khi 27 bộ trưởng năng lượng của EU đồng ý về mức trần giá tại Hội đồng Năng lượng châu Âu vào tháng 12/2022, họ cũng đã bật đèn xanh cho đề xuất của Ủy ban châu Âu nhằm đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo.
Và theo yêu cầu của Đức, lưới điện cũng được đưa vào các quy định cấp phép khẩn cấp sửa đổi của EU. Theo Điều 6 của quy định được thông qua, các quốc gia thành viên EU “có thể được phép triển khai các dự án năng lượng tái tạo, cũng như các dự án lưu trữ năng lượng và các dự án lưới điện cần thiết để tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, mà không bị đánh giá tác động môi trường”.
Các nhà ngoại giao EU cho biết nội dung bổ sung đã được thêm vào “phút cuối” theo yêu cầu của Đức. Khi phát biểu trong một cuộc tranh luận công khai tại Hội đồng Năng lượng EU vào tháng 12, Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck thừa nhận rằng đây là lý do chính khiến ông có mặt tại Brussels.
Người phát ngôn của Bộ Kinh tế và Khí hậu Đức sau đó đã xác nhận rằng các quy tắc cho phép sử dụng lưới điện nhanh hơn là một phần quan trọng trong thỏa thuận đối với Berlin, cho rằng việc đưa lưới điện vào quy định cấp phép khẩn cấp của EU sẽ “đảm bảo” rằng việc mở rộng mạng lưới sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch.
Trước đó ngày 10/11/2022, Ủy ban châu Âu đã đưa ra các quy tắc khẩn cấp tạm thời để đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo như gió và mặt trời, cho biết cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra do cuộc xung đột Nga - Ukraine cần các biện pháp đặc biệt.
Đức từ lâu đã phải vật lộn để củng cố lưới điện của mình, đặc biệt là ở miền Nam nước này, nơi sự phản đối của nông dân và các hiệp hội địa phương đã ngăn cản việc lắp đặt đường dây điện trên cao.
Một đạo luật mở rộng lưới điện mới sẽ có hiệu lực vào năm 2023 để củng cố liên kết mạng lưới điện Bắc-Nam quan trọng nhằm chuyển năng lượng gió ngoài khơi dồi dào của Đức đến khu vực miền Nam đang "đói" năng lượng.
Trong khi đó, Chính phủ Đức đã nhiều lần xung đột với các nhóm môi trường về việc nới lỏng luật bảo vệ đa dạng sinh học nhằm đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió và mặt trời.
Theo quy định đã được thống nhất của EU, các dự án năng lượng tái tạo được tuyên bố là “vì lợi ích công cộng quan trọng nhất” và được cho là mang lại lợi ích cho “sức khỏe và an toàn cộng đồng”.
Tuy nhiên, các nhóm môi trường cho biết chìa khóa để mở rộng năng lượng mặt trời và gió nhanh chóng là quy hoạch không gian tốt hơn và tăng năng lực hành chính trong việc cấp phép cho các cơ quan chức năng, chứ không phải bãi bỏ luật bảo vệ môi trường.
Công Thuận (euractiv.com)
Nguồn: baotintuc.vn